23:53 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Vẻ đẹp thơ mộng của làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam

Lưu Kỳ (T/h) | 10:10 04/12/2022

(THPL) - Được mệnh danh là làng nghề ươm tơ lâu đời bậc nhất Việt Nam, làng tơ Cổ Chất (Nam Định) là ngôi làng nổi tiếng với nghề ươm tơ, nuôi tằm, dệt lụa cung cấp sợi tơ chất lượng cho nhiều làng nghề dệt lụa nổi tiếng ở khắp cả nước.

Nằm cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 20km, nép mình bên dòng sông Ninh hiền hòa, làng Cổ Chất vẫn giữ nguyên vẹn trong mình vẻ đẹp nên thơ, mềm mại. Đến với ngôi làng, nhiều du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp cổ kính với những đường tơ óng ả chạy dọc con đường làng.

Đến với ngôi làng, nhiều du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp cổ kính với những đường tơ óng ả chạy dọc con đường làng.

Tìm hiểu thông tin qua các bậc cao niên trong làng Cổ Chất, nghề tơ tằm ở đây đã có từ lâu đời. Mỗi gia đình ở làng Cổ Chất đều được ví như một lò ươm tơ. Có lẽ vì thế là người Cổ Chất có phong thái nhẹ nhàng, tao nhã, hiền hòa sớm hôm cần mẫn bên những nong dâu, nòng tằm né kén.

Đặt chân đến cổng làng, không gian mở ra thật thanh bình, yên ả trong một bầu không khí lao động hăng say, nhiệt huyết ẩn hiện trên khuôn mặt hân hoan, hạnh phúc khi đã tạo ra sản phẩm tơ tằm chất lượng. 

Công đoạn tạo ra thành phẩm tơ vô cùng tỉ mỉ, dày công. Tằm trưởng thành nhả tơ tạo thành kén, khoảng 20 đến 25 ngày sau kén tằm được mang đi kéo sợi. Sau đó, người dân đổ nong kén tằm vào nước và đun cho nước sôi lên rồi tiếp tục đổ cả nồi nước sôi có kén tằm vào một hũ nước để bắt đầu công đoạn kéo tơ.

Hình ảnh nước bốc khói nghi ngút, vòng kéo chạy chầm chậm và từng sợ tơ vàng hoặc trắng được quấn quanh khung. Cầu kỳ là thế, ấy vậy mà đây mới là công đoạn đầu tiên gọi là kéo tơ. Kéo tơ xong, người thợ còn phải thực hiện công đoạn chỉnh tơ: Nhặt tạp chất, quấn cho khuôn tơ được suôn và đều, sao cho tơ được sạch sẽ. Sau đó những cuộn tơ được cuộn thành từng bó, phơi khô dưới nắng.

Những sợ tơ thanh mảnh, mềm mại rất bền và mang màu sắc sáng tươi. 

Tiếp đến là công đoạn lọc nhộng. Khi mà những sợi tơ được kéo xong, người thợ nhanh chóng rũ nhộng ra khỏi những kẽ tơ còn sót. Đây là công đoạn yêu cầu người thợ phải thật tỉ mỉ, khéo léo tránh xót nhộng lại trong tơ.

Kết thúc công đoạn kéo sợi đó là cho ra thành phẩm bó tơ màu vàng, màu trắng óng ánh chất lượng. Từ đó sẽ dệt nên bao tà áo đẹp thướt tha, duyên dáng tô điểm xinh tươi cho người con gái Việt Nam.

Thông thường kén tằm sẽ được nhập ở những vùng lân cận hoặc xa hơn như: Thanh Hóa, Hà Nam, Thái Bình. Nhờ vậy mà tơ Cổ Chất được làm bằng thủ công hay bằng máy đều cho ra thành phẩm đẹp mắt và chất lượng tốt. Những sợ tơ thanh mảnh, mềm mại rất bền và mang màu sắc sáng tươi. 

Ngày nay, người già tại làng dệt tơ Cổ Chất vẫn làm theo phương pháp thủ công như một thói quen và yêu nghề. Còn đối với thế hệ trẻ thì họ đã đầu tư máy móc, xây nhà xưởng hiện đại để cải thiện và nâng cao năng suất lao động.

Lưu Kỳ (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu