16:47 ngày 18/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Đèo Cả hợp lực phát triển hạ tầng giao thông

15:39 26/04/2024

(THPL) - Tập đoàn Đèo Cả sẽ đồng hành, hỗ trợ các đối tác trong đào tạo nhân sự, chuyển giao công nghệ, mô hình quản trị dự án, đầu tư thiết bị thi công - vật tư và hỗ trợ khi gặp khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện dự án.

Ngày 26/4/2024, tại Đà Nẵng, Tập đoàn Đèo Cả đã tổ chức Hội nghị Đèo Cả và đối tác chiến lược. Hội nghị do ông Hồ Minh Hoàng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả chủ trì, có sự tham dự của các đối tác Tập đoàn Đèo Cả là các nhà đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp dịch vụ và các đơn vị đào tạo.

Mở đầu hội nghị, ông Hồ Minh Hoàng, kế hoạch hoạt động của Tập đoàn được hoạch định qua các chiến lược ngắn, trung và dài hạn để duy trì “nhịp sống” của tổ chức và sự kết nối công việc để tiếp tục chia sẻ, trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển. Về chiến lược kết nối với các đối tác, ông Hồ Minh Hoàng khẳng định Đèo Cả có cách làm riêng.

“Đối với đối tác và cộng đồng doanh nghiệp, chúng tôi xây dựng mối quan hệ chân thành, thân tình, chia sẻ, hiểu về nhau trước khi bắt đầu công việc. Đối với khối cơ quan Nhà nước và các cơ quan khác, chúng tôi sẽ chứng minh năng lực thông qua kết quả công việc”, ông Hồ Minh Hoàng nói.

Ông Hồ Minh Hoàng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả chủ trì Hội nghị.

Tại sao phải hợp lực?

Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Đèo Cả, đến năm 2030, Tập đoàn Đèo Cả dự kiến đầu tư khoảng 400km đường cao tốc, đường vành đai với tổng mức đầu tư hơn 94.000 tỷ đồng. Các dự án Tân Phú - Bảo Lộc, TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2… Tập đoàn Đèo Cả đã được chọn làm nhà đầu tư đề xuất dự án.

Về mảng thi công xây lắp, dự kiến giai đoạn 2024 - 2026, với vai trò tổng thầu thi công Đèo Cả sẻ đảm nhận khối lượng thi công xây lắp khoảng 31.000 tỷ đồng. Về công tác vận hành, dự kiến giá trị O&M đến năm 2026 khoảng 574 tỷ đồng/năm và đến năm 2030 khoảng 957 tỷ đồng/năm.

Dự địa phát triển hạ tầng đường bộ còn rất lớn. Trong khi đó, quy hoạch đường sắt của Chính phủ mục tiêu đến năm 2030 đầu tư 9 tuyến đường sắt với chiều dài 2.362km, có giá trị khoảng 815.000 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng hạ tầng đường sắt khoảng 489.000 tỷ đồng. Đồng thời, dự kiến đầu tư 600km tuyến metro tại 2 trung tâm kinh tế là Hà Nội và TP.HCM có giá trị khoảng 50 tỷ USD.

Khẳng định chiến lược kết nối hợp tác của Tập đoàn Đèo Cả là phù hợp xu thế phát triển, ông Trần Thanh Hiệp - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại & Sản xuất Quản Trung  chia sẻ: “Nhớ dự án hầm đường bộ Đèo Cả, khi Vietinbank quyết định là đơn vị tài trợ vốn, nhà đầu tư còn phải khắc phục rất nhiều khó khăn khác trong suốt quá trình thực hiện dự án từ việc khẳng định năng lực trước Bộ GTVT, nỗ lực để bảo vệ đề xuất dự án. Nhiều năm qua đến nay, tôi thấy nhiều sự phát triển của Đèo Cả, trong cả cách thức quản trị điều hành. Các mô hình thực hiện dự án, cách thức kết nối hợp tác cùng phát triển là rất phù hợp xu thể, phòng ngừa rủi ro cho các bên khi tham gia hợp tác làm các dự án, đóng góp cho sự phát triển hạ tầng giao thông”.

Ông Hồ Nghĩa Dũng - Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Tập đoàn Đèo Cả, Nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT nhận định, kinh nghiệm của Đèo Cả ngày hôm nay được tích luỹ qua 15 năm hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông. Việc lần lượt chinh phục các dự án khó, phức tạp đã cho thấy khát vọng, quyết tâm và năng lực của Đèo Cả, tạo ra các sản phẩm giá trị cho xã hội.

Cũng từ những thành công ấy để khẳng định giải pháp thực hiện mà cụ thể là PPP++, là phát triển nguồn lực, là công tác tổ chức thực hiện, là chiến lược kết nối hợp tác phát huy hiệu quả”, ông Hồ Nghĩa Dũng nhấn mạnh.

Ông Hồ Nghĩa Dũng - Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Tập đoàn Đèo Cả chia sẻ tại Hội nghị. 

Nhiều lợi ích khi đồng hành Đèo Cả

Các doanh nghiệp đối tác sở hữu cổ phần của Đèo Cả để trở thành cổ đông đồng thời là đối tác chiến lược của Tập đoàn Đèo Cả để cùng tham gia đầu tư, thi công, quản lý vận hành các công trình giao thông, được hưởng cổ tức hàng năm cùng nhiều lợi ích khác. Tập đoàn Đèo Cả sẽ đồng hành, hỗ trợ các đối tác trong đào tạo nhân sự, chuyển giao công nghệ, mô hình quản trị dự án, đầu tư thiết bị thi công - vật tư và hỗ trợ khi gặp khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện dự án.

Là doanh nghiệp từng gắn bó với Tập đoàn Đèo Cả từ khi ở trong liên danh nhà đầu tư dự án hầm đường bộ qua đèo Cả, ông Dương Ngọc Quang – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi có cơ duyên tham gia với Tập đoàn Đèo Cả từ những ngày đầu. Khi đó, Đèo Cả quyết liệt thực hiện dự án BOT, trở thành một thực tiễn rất sinh động. Tại sao làm dự án giao thông phải kiên định? Bởi vì đặc thù của các dự án hạ tầng giao thông là tổng mức đầu tư rất lớn, thời gian hoàn vốn dài nên rất cần sự kiên định. Ở Đèo Cả có 2 điểm khác biệt là chiến lược kết nối và mô hình PPP++ để chia sẻ trách nhiệm và cả lợi ích với tất cả nhà đầu tư tham gia”.

Toàn cảnh Hội nghị.

Đi lên từ địa phương và đã từng lâm vào cảnh khỏ khăn tưởng như phá sản, ông Nguyễn Bá Khương - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng công trình 568 bày tỏ sự cảm ơn đối với Tập đoàn Đèo Cả đã tin tưởng lựa chọn để Công ty 568 được tham gia liên danh nhà đầu tư các dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng vừa khởi công đầu năm 2024 này.

Khi hợp tác với Đèo Cả, Đèo Cả không những hỗ trợ chúng tôi nhiều mặt mà còn chỉ ra cho chúng tói những điểm cần cải thiển, để từ đó chúng tôi điều chỉnh và phát triển hơn. Hiên nay, Công ty 568 đang thực hiện các dự án với giá trị 7.000 – 8.000 tỷ đồng triển khai trong 2 năm tới. Lượng công việc lớn đòi hỏi phải cải tiến phương pháp quản trị, rất cần sự hỗ trợ, hướng dẫn của Đèo Cả. Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành một cách có trách nhiệm nhất với các dự án mình tham gia., ông Nguyễn Bá Khương chia sẻ.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Khắc Hải – Phó Tổng Giám đốc  TCT Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam phát biểu: “Thành công ở các dự án đã chứng minh khát vọng, năng lực của Tập đoàn Đèo Cả. Chúng tôi thấy được sự phát triển lớn mạnh của đội ngũ cán bộ Đèo Cả. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng, rất muốn được hợp tác với Đèo Cả để phát triển hơn và sẵn sàng tham gia vào các công việc sắp tới”.

Phát triển nhân lực là một trong những ưu tiên hàng đầu của Tập đoàn Đèo Cả. Tập đoàn Đèo Cả thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác với các trường đại học, cao đẳng nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận môi trường làm việc thực tế và nếu phù hợp có thể "đầu quân" cho Đèo Cả. Song song với việc lựa chọn tuyển dụng người tài, hoạt động đào tạo cũng được Đèo Cả đẩy mạnh, tạo cơ hội cho đội ngũ cán bộ, nhân viên nâng cao trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng "thực chiến".

PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP. HCM bày tỏ ấn tượng về khối lượng công việc mà Đèo Cả đã và đang đảm nhận để đóng góp cho sự phát triển của ngành GTVT và cho đất nước. “Ở góc độ là đơn vị đào tạo, khi hai bên phối hợp thành lập Viện Nghiên cứu – Đào tạo Đèo Cả chúng tôi xác định sẽ tập trung nguồn lực để đào tạo cho nhân lực nhiều cấp của Tập đoàn trong đó chú trọng tính “thực chiến”. Chúng tôi sẽ điều chỉnh chương trình đào tạo để đáp ứng “đơn đặt hàng” của Đèo Cả”, ông Nguyễn Anh Tuấn nói.

Các tổ chức tài chính ủng hộ

Đặc thù hoạt động trong lĩnh vực đầu tư các dự án hạ tầng giao thông, không một dự án BOT nào mà Tập đoàn Đèo Cả thực hiện lại không có sự đồng hành của ngân hàng.

Ông Đinh Tiến Đức – Giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long đánh giá cao năng lực của Đèo Cả có khả năng thực thi dự án, tiềm lực tài chính tốt mà ngân hàng này thấy được khi tham gia tài trợ vốn dự án Cam Lâm – Vĩnh Hảo do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu liên danh nhà đầu tư.

Đèo Cả còn tư vấn chúng tôi rất chi tiết về việc quản lý như thế nào cho cả ngân hàng để từ đó chúng tôi tăng năng lực quản lý dự án khác, tiếp tục đồng hành Đèo Cả mà vừa rồi là Hữu Nghị - Chi Lăng và sắp tới là các dự án khác nữa”, ông Đinh Tiến Đức nói thêm.

Đại diện Công ty Chứng khoản Vietcombank, ông Trần Việt Hưng – Phó Tổng Giám đốc chia sẻ: “Mong muốn bước đi dài hạn cùng Tập đoàn Đèo Cả, chúng tôi nỗ lực hơn nữa để vừa cung cấp thông tin, vừa nhìn nhận vấn đề hạ tầng giao thông. Tôi thấy cách làm của Đèo Cả rất minh bạch, rõ ràng, cách tiếp cận các dự án bài bản. Chúng tôi cũng mong Tập đoàn Đèo Cả  hỗ trợ công ty chúng tôi kết nối với các đơn vị nước ngoài để huy động nguồn vốn nước ngoài tham gia phát triển hạ tầng giao thông đất nước.”

Để đảm bảo nguồn lực tài chính triển khai các dự án trong giai đoạn tới, Tập đoàn Đèo Cả đã ký kết các thỏa thuận cấp tín dụng với các quỹ đầu tư, tổ chức tín dụng như: Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Ngân hàng BIDV, Ngân hàng Vietinbank…. thu xếp hạn mức trên 33.000 tỷ đồng trong đó hạn mức tín dụng trung và dài hạn 20.000 tỷ đồng và hạn mức tín dụng ngắn hạn 13.000 tỷ đồng.

Tập đoàn Đèo Cả áp dụng mô hình tổng thầu tại các dự án đầu tư công và mô hình PPP++ tại các dự án đầu tư PPP, xác lập nhóm nhà đầu tư kèm theo các quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau.

- Nhà đầu tư “kiên định” tham gia ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án, được trực tiếp tham gia đầu tư vào dự án và được hưởng các quyền lợi của nhà đầu tư theo quy định, được ưu tiên lựa chọn phạm vi thi công, đăng ký khối lượng thi công phù hợp với phạm vi tham gia và năng lực.

- Nhà đầu tư “bắc cầu” tham gia từ giai đoạn đấu thầu dự án, góp vốn thông qua nhà đầu tư dẫn đầu, được ủy thác đầu tư thông qua hợp đồng BCC với Tập đoàn Đèo Cả, hưởng các quyền lợi theo thỏa thuận, nhận khối lượng tương ứng với tỷ lệ tham gia đầu tư vào dự án nhưng có giới hạn.

- Nhà đầu tư “tiềm năng” tham gia từ giai đoạn thực hiện dự án, góp kinh phí theo cơ chế quản lý dự án với vai trò là nhà thầu, được xem xét tham gia đầu tư vào các dự án trong tương lai, được giao khối lượng thi công phù hợp với năng lực nhưng giới hạn đầu tư nhỏ hơn nhóm nhà đầu tư “bắc cầu”.

Tú Chi

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu