Làng Từ Vân nổi tiếng với nghề may, thêu cờ Tổ quốc
(THPL) - Làng Từ Vân (Thường Tín, Hà Nội) nổi tiếng với nghề may, thêu cờ Tổ quốc từ lâu đời, nhưng đến nay chỉ còn gia đình cô Vương Thị Nhung vẫn đang giữ gìn và phát triển nghề thêu qua các thế hệ.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
» Làng nghề mây tre đan Phú Nghĩa tận dụng ưu thế phát triển du lịch
» Giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống hoa Tây Tựu
Trong câu chuyện kể về chặng đường 77 năm làm nghề, các tiền bối trong làng Từ Vân (Lê Lợi) đã tham gia may cờ từ những năm 40 của thế kỷ trước. Khoảnh khắc lịch sử của “làng cờ” Từ Vân diễn ra vào ngày 19/8/1945, khi cuộc tổng khởi nghĩa cướp chính quyền của quân và dân ta nổ ra, cách mạng tháng Tám 1945 thành công, hàng vạn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong nắng thu Ba Đình lịch sử.
Thời điểm đó, không ít người dân làng Từ Vân lên Hà Nội mở cửa hàng buôn bán các sản phẩm thêu, dệt, cờ may truyền thống trên phố Hàng Bông. Nhiều người may mắn còn được trực tiếp tham gia sản xuất tại tổ Cờ Đỏ và được giao nhiệm vụ thiêng liêng may cờ Tổ quốc phục vụ cách mạng.
Trải qua biết bao biến cố, thăng trầm, cho đến nay, nghề thêu và may cờ Tổ quốc ở làng Từ Vân vẫn được duy trì. Hầu hết những lá cờ phục vụ lễ kỷ niệm, đại hội Đảng, các buổi mít tinh chào mừng hay các sự kiện lớn của đất nước… đều do những gia đình, nghệ nhân làng Từ Vân làm ra.
Dù bằng cách ứng dụng máy móc hay sản xuất thủ công trong các sản phẩm, những lá cờ của làng Từ Vân vẫn chứa đựng bao sự tỉ mỉ, cần mẫn, tài hoa và lòng yêu nghề, yêu Tổ quốc của những người thợ.
Đến cổng làng Từ Vân, hỏi tên ai cũng biết đến nhà cô Vương Thị Nhung, bởi không chỉ là người giữ nghề, cô Nhung còn tạo công ăn việc làm cho người trong làng. Từ những đứa trẻ lớp 1 đến các cụ già 80 tuổi đều đến nhà cô Nhung căng khung, thêu cờ.
Nghề may cờ Tổ quốc của gia đình cô Nhung đã có cách đây hơn 70 năm, bắt đầu từ đời của bố ruột là cụ Vương Văn Tháp. Trong số 11 người con, cô là người duy nhất nối nghiệp từ cha, phần lớn anh chị đều đi buôn bán.
Chia sẻ về nghề, cô Nhung tâm huyết: "Công việc đôi khi hơi vất vả, cả ngày lúc nào cũng tất bật nhưng tôi rất tự hào. Nghề thêu vừa là nghề truyền thống của làng, hơn nữa còn là nghề của cha truyền lại, mỗi lá cờ đều mang một phần trái tim của tôi".
Thêu cờ Tổ quốc cũng là công việc mang lại nguồn thu nhập quanh năm cho gia đình, đặc biệt vào dịp cuối năm, Tết, 2/9. Có những ngày hàng đặt với số lượng lớn, người nhà và thợ phải thức thâu đêm làm để kịp trả cho khách.
Gian nhà của gia đình, xung quanh đều nhuộm đỏ màu vải, các sản phẩm may, thêu được khách đặt làm dày đặc, các lá cờ cỡ lớn phải báo làm trước cả năm. Không chỉ thu hút các cơ quan trong Hà Nội, cô Nhung còn nhận nhiều đơn hàng trải dài từ Bắc vào Nam: Lai Châu, Sơn La, Gia Lai, Tây Nguyên…
Các sản phẩm đặt tùy theo nhu cầu của khách, nhưng thông thường cờ trao thưởng cho cơ quan, cá nhân được thêu tỉ mỉ. Cờ treo đường phố hay các loại cờ nhỏ đặt với số lượng lớn cô Nhung sẽ cắt, in bằng máy và sử dụng khuôn đúc sẵn.
Là người có nhiều năm trong nghề, cô Nhung nhận được sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng. Với những khách đặt qua email hay điện thoại, từ phần thiết kế đến tạo thành phẩm đều được cô Nhung và gia đình thực hiện chau chuốt và chu đáo.
Chia sẻ về gia đình "cha truyền con nối", cô Nhung cho biết thêm: "Con gái tôi năm nay 23 tuổi, nhưng đã làm nghề thêu được 15 năm. Con cũng đang tiếp nối bí quyết nghề thêu cờ Tổ quốc từ ông ngoại và tôi".
Lưu Kỳ
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt