11:13 ngày 27/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Làng nghề mây tre đan Phú Nghĩa tận dụng ưu thế phát triển du lịch

09:00 13/11/2022

(THPL) - Làng nghề mây tre đan có ưu thế về phát triển du lịch do có thể kết nối thành các tour du lịch chuyên sâu về làng nghề. Phát triển, quảng bá du lịch làng nghề nói chung và nghề mây tre đan Hà Nội cũng là cách giới thiệu sinh động về đất nước và con người Việt Nam giàu truyền thống.

Phát triển làng nghề thủ công truyền thống và ngành nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam, lĩnh vực sản xuất mây tre đan đang chiếm một vị trí quan trọng. Trong các làng nghề mây tre đan của Hà Nội hiện nay, tiêu biểu nhất là làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ. Làng nằm dọc theo trục quốc lộ 6A nối liền Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc, cách huyện Chương Mỹ 5km, cách trung tâm Hà Nội 27 km theo hướng Tây Nam.

Người dân đan mây tre với lịch sử phát triển nghề lâu đời

Làng Phú Vinh được coi là “xứ Mây” nổi tiếng về nghề đan mây tre với lịch sử phát triển nghề lâu đời. Mỗi sản phẩm mây tre đan là một tác phẩm nghệ thuật, đòi hỏi kỹ thuật, mỹ thuật tinh xảo, công phu của những đôi bàn tay tài hoa, khéo léo. Để sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều bước, từ khâu chọn mua, xử lý nguyên liệu, đến chế tác sản phẩm. Nguyên liệu mua về được phơi tái, rồi sau đó cho vào bể ngâm hóa chất khoảng 10 ngày để chống mối mọt.

Sản phẩm mây tre đan có rất nhiều loại nhưng được phân thành 4 nhóm cơ bản: Hàng đĩa (nan mỏng, không có cạp, đan lát đơn giản, hàng không chắc chắn); Hàng rô (nan mỏng, có cạp, đan lát nhiều lần tạo lồ nhỏ, hàng tương đối chắc chắn; Hàng tê (nan dày phải vót, đan lát đơn giản, hàng cứng cáp nhưng không thoáng); Hàng lô (nan dày, đan lát có cốt (khuôn hàng), hàng cứng cáp chắc chắn). Trong các nghề thủ công, nghề mây, tre hiện đang bảo tồn được truyền thống khá tốt. Nét đặc trưng truyền thống trong sản phẩm mây tre là hình dáng đơn giản, mộc mạc nhưng kỹ thuật đan rất tinh xảo. Không thể phủ nhận, nghề mây tre đan đã giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động nông thôn, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người lao động.

Sản phẩm mây tre đan là một tác phẩm nghệ thuật

Giới thiệu về điểm đến du lịch làng nghề, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, xã Phú Nghĩa có 7/7 làng làm nghề mây tre đan với 90% số hộ tham gia, trong đó, có 3 làng được công nhận là làng nghề (Phú Vinh, Quan Châm, Khê Than). Ngoài ra, nghề mây tre đan còn phát triển nhanh ở các thôn/xã như Đồng Trữ, Ninh Sở, Bằng Sở, Phú Túc, Phú Xuyên, Quang Phú Cầu. Tuy nhiên, họat động phát triển du lịch làng nghề truyền thống nói chung và làng nghề mây tre đan Hà Nội nói riêng vẫn tồn tại nhiều bất cập. Công tác xây dựng, phê duyệt và triển khai quy hoạch làng nghề du lịch còn chậm (làng nghề Phú Vinh mặc dù được thành phố phê duyệt từ năm 2012 nhưng vẫn chưa thực hiện).

Phát triển du lịch làng nghề truyền thống, chuyên sâu về làng nghề.

Nêu đề xuất, để hình thành các tour, tuyến du lịch liên kết bền vững giữa các làng nghề truyền thống nói chung và nghề mây tre đan nói riêng cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành và sự tham gia tích cực của người dân địa phương, các công ty du lịch, lữ hành tại Hà Nội và các tỉnh thành trong và ngoài nước.

Chú trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy giá trị văn hóa làng nghề truyền thống; nâng cao nhận thức, ý thức, đạo đức, trách nhiệm đối với nghề cho người dân. Tăng cường phối hợp giữa các cấp chính quyền với các doanh nghiệp du lịch để đào tạo kỹ năng hướng dẫn du lịch cho người dân làng nghề, tạo môi trường du lịch thân thiện, cởi mở, gần gũi giữa người dân với du khách.

Tổ chức các đoàn khảo sát với các chuyên gia đến các làng nghề truyền thống để nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và hình thành các tuyến, điểm du lịch có sức hấp dẫn.
Hà Nội có thể hình thành các chuỗi/hệ thống/cụm làng nghề mây tre đan (như cụm du lịch làng nghề mây tre đan ở huyện Chương Mỹ). Đó sẽ là tour du lịch hấp dẫn, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách trong và ngoài nước.

Để phát triển du lịch làng nghề rất cần sự chung tay và tham gia tích cực của cộng đồng làng nghề. Cộng đồng thể hiện sự chủ động và tích cực trong việc tham gia trực tiếp, vừa tham gia gián tiếp xây dựng môi trường làng nghề, sẵn sàng đón tiếp khách du lịch, nhất là khâu chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

Các làng nghề mây tre đan trên địa bàn Hà Nội càng có ưu thế về phát triển du lịch bởi sự dễ dàng nối tuyến, kết hợp các hình thức du lịch cũng như điểm du lịch, có thể kết nối thành các tour du lịch chuyên sâu về làng nghề mây tre đan hoặc sản phẩm mây tre đan, kỹ thuật mây tre đan.

Lưu Kỳ

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu