Trăm năm vọng vang tiếng trống Lâm Yên
(THPL) – Âm thanh tiếng trống Lâm Yên rộn rã vang vọng suốt hàng trăm năm lịch sử cho đến tận hôm nay. Họ Phan ở làng Lâm Yên (xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) chính là gia tộc đã gìn giữ, nối dài âm thanh này.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
» Làng trống Đọi Tam: Ngàn năm vẫn mãi gắn bó với nghề xưa
» Làng nghề tre Xuân Lai: Thăng hoa hồn tre Việt
» Làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng: Ngàn năm tỏa sáng nét tinh hoa
Dân gian lưu truyền câu: “Nhất trống Lâm Yên, nhì chiêng Phước Kiều” như sự ghi nhận “đẳng cấp” của trống Yên Lâm.
Tiếng trống lệnh trầm hùng, tiếng trống hội thúc giục, trống trường vui tươi, trong sáng, trống đêm rằm Trung thu rộn rã…., là những thanh âm đã khắc sâu vào tâm khảm người Việt. Và tiếng trống do những người thợ trong gia tộc họ Phan ở Lâm Yên làm ra đã hòa điệu cùng tiếng trống được làm ở nhiều địa phương khác trên đất nước Việt Nam: Trống Đọi Tam (Hà Nam), trống An Quang (Bắc Ninh), trống Bình An (Long An) …
Gia tộc họ Phan ở làng Lâm Yên có nghề làm trống khoảng hơn 200 năm. Tổ nghề là cụ Phan Công Thiên, gốc gác từ Hải Dương trên đường “Nam tiến” đã dừng chân ở đất Lâm Yên và mưu sinh bằng nghề này. Đã qua 6, 7 đời, các thế hệ người tộc Phan tiếp nối nhau giữ nghề làm trống.
Để làm một chiếc trống, người thợ phải qua nhiều công đoạn khác nhau. Đầu tiên chọn gỗ để làm thân trống (hay còn gọi tang trống). Có 2 kiểu làm tang trống, tương ứng với 2 loại trống.
Kiểu thứ nhất là trống dăm ghép, thường sử dụng gỗ mít to già, người thợ xẻ gỗ thành những dăm trống, bào nhẵn theo kích thước yêu cầu rồi phơi khô dăm. Đủ độ khô, dăm trống được ghép thành bầu cong sao cho thật kín.
Kiểu thứ 2 là trống dăm liền. Dăm trống làm bằng cách đục rỗng những thân cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi trên rừng.
Sau khi làm được tang trống đạt yêu cầu, người thợ sẽ tiến hành bưng mặt trống. Đây là khâu quyết định tạo nên “phần hồn” của một chiếc trống. Da để bưng mặt trống phải là da lưng trâu đực già, đen bóng mới dẻo dai, bền chắc.
Da trâu được căng thành tấm lớn, phơi khô. Việc phơi cũng rất cầu kì, không được khô quá sẽ giòn, phơi chưa khô trống nhanh hỏng.
Da trâu đã phơi khô sẽ được cắt theo kích cỡ miệng trống rồi đem ngâm nước. 2-3 ngày sau, người thợ vớt miếng da trâu lên rồi bào mỏng bằng tay. Đây là kỹ thuật rất khó yêu cầu thợ tay nghề cao. Bào từ trung tâm miếng da ra ngoài rìa đai, niềng trống sao cho chính giữa là điểm dày nhất rồi mỏng dần.thật đều đặn, có như vậy, trống mới có âm sắc chuẩn.
Căng da xong, người thợ sẽ chỉnh âm, bước quyết định “phần hồn” chiếc trống. Người thợ trống ngoài tay nghề cần phải có khả năng cảm thụ âm thanh. Khả năng này ngoài truyền dạy còn phụ thuộc năng khiếu của mỗi người. Có lẽ, người thợ họ Phan được thai nghén, nuôi dưỡng trong âm thanh tiếng trống từ nhiều đời nên đôi tai cảm thụ rất tinh tường, nhạy bén.
Sau khi lấy được âm thanh chuẩn, người thợ cố định da bằng đinh tre, không được đóng đinh sắt làm hỏng dăm trống. Chọn những cây đinh tre thật già và chắc, ngâm nước kỹ trước khi đóng đinh tre vào dăm trống, đinh tre sẽ không bị mọt. Khi mồi đinh thì phải mồi thật đều và thẳng hàng, đẹp mắt.
Nghệ nhân Phan Văn Hai cho biết: Bí quyết tạo nên thương hiệu của làng nghề trống Lâm Yên chính là sự hoàn hảo ở mỗi công đoạn, từ lựa gỗ, làm tang, xử lý da trâu đến bịt trống, chỉnh âm... Vậy nên, trống Yên Lâm rất bền, vang lên âm thanh thật giòn, vang vọng. Mỗi loại trống trống hội, trống chùa, đình, trống đội, trống trường, trống chầu… yêu cầu âm thanh đặc trưng và người thợ Lâm Yên đã tạo nên những âm thanh ấy một cách hoàn hảo.
Với sự cần cù chịu khó và nhạy bén vốn có, gia tộc họ Phan ở Lâm Yên ngày càng sản xuất thêm nhiều loại trống hình thức đẹp, âm thanh hoàn hảo để phục vụ nhu cầu xã hội. Tiếng trống Lâm Yên là niềm tự hào, nét đẹp văn hóa của vùng đất Quảng Nam nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung.
Thảo Nguyên
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt