TP.HCM: TAND Q.9 “ngâm” án gần 8 năm khiến người dân bức xúc
(THPL) - Theo mỗi quyết định hoãn phiên tòa được gửi về là bà Trần Ngọc Hồng (SN 1955, ngụ P.Long Thạnh Mỹ, Q.9, TP.HCM) lại thêm suy sụp, sức khỏe của bà ngày một yếu hơn; vì gần 8 năm qua, Tòa án Nhân dân quận 9, TP.HCM (TAND Q.9) bỏ qua quyền lợi của người dân không xét xử.
Tin liên quan
- Từ ngày 15/9 bảng lương sẽ thay đổi như thế nào?
Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, tập đoàn T&T Group được vinh danh
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất tăng mạnh, kỳ vọng xuất khẩu lập kỷ lục mới
Chủ tịch nước Tô Lâm dâng hương tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Pác Bó
Khám phá bí mật thành công của làng nghề làm hương thôn Cao
» Thẩm phán Tòa án TP Biên Hòa kịp thời cứu bé trai bị đuối nước
» Tòa án Mỹ phán quyết Qualcomm nợ Apple 1 tỷ USD
» Tòa án Đức cấm Apple bán iPhone tại quốc gia này
Nhà tan, cửa nát
Mới đây, bà Trần Ngọc Hồng (SN 1955, ngụ P.Long Thạnh Mỹ, Q.9, TP.HCM) gửi đến nhiều cơ quan báo chí cầu cứu về việc TAND Q.9, TP.HCM chậm chạp trong quá trình xét xử, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo quy định của pháp luật.
“Vụ việc kéo dài cho đến nay đã gần 8 năm, thế nhưng TAND Q.9 vẫn chưa đưa ra xét xử công khai. Thời gian quá lâu, tôi không biết sức khỏe của mình có thể đợi đến ngày tòa xét xử đơn khiếu kiện của mình hay không nữa”, bà Hồng nghẹn ngào chia sẻ.
Theo phản ánh, ngày 22/4/2010, UBND quận 9, TP.HCM bất ngờ ban hành quyết định công bố giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư số 839/QĐ – UBND – BBTQ9 để làm cơ sở thu hồi gần 8.000m2 đất (tại P.Long Thạnh Mỹ, Q.9, TP.HCM) của gia đình bà Trần Ngọc Hồng phục vụ cho dự án Khu công nghệ (Q.9, TP.HCM).
Mặc dù, không có quyết định cưỡng chế thu hồi đất, tuy nhiên thời điểm này chính quyền quận 9 lại tiến hành cưỡng chế, đập phá nhà cửa, phá hủy hoa màu trên diện tích đất nói trên trước sự ngỡ ngàng của gia đình bà Hồng. Quá bức xúc, bà Hồng cùng người thân tiến hành ngăn cản, yêu cầu đoàn cưỡng chế thực hiện đúng quy định của pháp luật. Lúc này, đoàn cưỡng chế mới dừng lại hành động phá hoại của mình và rút đi.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, ngày 27/3/2012, bà Trần Ngọc Hồng có nộp đơn tới TAND Q.9, TP.HCM để “khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai” của UBND quận 9, TP.HCM về việc áp giá đền bù và cưỡng chế thu hồi đất sai pháp luật đối với diện tích đất nói trên. Sau khi tiếp nhận đơn khiếu kiện, ngày 30/3/2012, TAND Q.9, TP.HCM thông báo đang thụ lý vụ án.
“Ngày 17/9/2013, TAND quận 9 có thông báo đưa vụ án ra xét xử, thế nhưng sau đó lại hoãn với lý do cần phải xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa”, bà Hồng cho biết.
Tưởng chừng mọi việc sẽ được tòa án giải quyết, thế nhưng nghịch lý tiếp tục xảy ra: “Trong lúc TAND Q.9 đang xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ kiện, thì ngày 17/6/2014, UBND quận 9 tiếp tục ban hành quyết định số 115/QĐ – UBND về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế diện tích đất của gia đình tôi; thực hiện Quyết định hành chính đang bị khởi kiện số 839/QĐ – UBND – BBTQ9 mà TAND Q.9 đang thụ lý”, bà Trần Ngọc Hồng bức xúc nói.
Theo bà Hồng, vì cưỡng chế quá bất ngờ, nhà cửa, tài sản bị phá hủy gia đình bà lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Cuộc sống, kinh tế đang ổn định bỗng dưng trở nên bấp bênh, nhà tan cửa nát.
Tòa án Nhân dân quận 9, TP.HCM “ngâm” án
Theo hồ sơ, ngày 20/11/2014, bà Hồng tiếp tục khiếu kiện quyết định số 115/QĐ – UBND của UBND quận 9, TP.HCM để đòi lại quyền lợi chính đáng cho gia đình mình. Tuy nhiên, vụ việc kéo dài, cho đến năm 2016 TAND Q.9, TP.HCM vẫn không có động thái giải quyết.
Đến ngày 20/4/2016, bà Hồng tiếp tục khởi kiện bổ sung về việc “Khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai” đối với UBND quận 9, thế nhưng gia đình bà chỉ nhận được quyết định hoãn phiên tòa.
Hơn 8 năm qua, bà Hồng mặc dù sức khỏe ngày một suy yếu, thế nhưng nỗi đâu mất đất, mất nhà cửa… vẫn âm ĩ trong lòng thôi thúc bà đi tìm công lý. Khao khát được dự phiên tòa để đòi lại quyền lợi chính đáng cho gia đình mình đã trở thành câu chuyện xa xỉ, quá sức với người đàn bà đã sống hơn một đời người này.
“Việc UBND quận 9 cưỡng chế thu hồi 7.929,7m2 đất do gia đình tôi khai phá, sử dụng ngay tình, liên tục không tranh chấp từ năm 1980 đến nay đã đẩy gia đình tôi tới chỗ bần cùng. Từ đó đến nay, vụ án lại chìm vào im lặng một cách khó hiểu? Việc giải quyết của tòa quá chậm trễ, cố tình kéo dài, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và sức khỏe cho tôi. Sau những năm triền miên theo đuổi vụ kiện, tôi đã quá mệt mỏi, khánh kiệt, còn những người thực thi pháp luật thì vô cảm đến tàn nhẫn đối với tôi…”, bà Trần Ngọc Hồng chua xót nói.
Mới đây, trước bức xúc của gia đình bà Hồng ngày 28/1/2019, TAND Q.9, TP.HCM đã công bố quyết định xét xử công khai thế nhưng phiên tòa tiếp tục bị hoãn với lý do phải bổ sung thêm chứng cứ hồ sơ.
Có thể thấy, tình trạng “ngâm” án xảy ra, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự vốn được tòa án bảo vệ, chưa kể việc tốn thời gian, công sức theo đuổi vụ án. Mặc khác, việc chậm trễ này vô tình khiến cho người dân bức xúc, mất dần niềm tin vào công lý, sự nghiêm minh của pháp luật.
Theo một số chuyên gia pháp luật, hiện nay, một số vụ án bị chậm đưa ra xét xử là do tòa án “lạm dụng” khoản 1, Điều 214, Bộ luật TTDS để ban hành quyết định tạm đình chỉ vụ án trong trường hợp: Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của tòa án mới giải quyết được vụ án. Trong khi đó, do vụ án tạm đình chỉ, khi có căn cứ phục hồi, tòa án ra thông báo tiếp tục đưa vụ án ra giải quyết và thời hạn chuẩn bị xét xử của vụ án đó sẽ được tính lại từ đầu theo quy định tại Điều 203 Bộ luật TTDS. Thủ tục này khiến vụ án tiếp tục bị kéo dài thời gian giải quyết một cách không cần thiết.
Thế Mỹ
Tin khác
-
Dự báo thời tiết ngày 25/11: Bắc Bộ đón không khí lạnh, trời chuyển mưa rét
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
TPHCM dẫn đầu khu vực phía Nam về số ca mắc sốt xuất huyết, đã ghi nhận một ca tử vong.24/11/2024 15:11:57Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt