Tiền Giang: 3.500 ha sầu riêng chết trắng do hạn mặn
(THPL) - Sau đợt hạn mặn kéo dài vừa qua, nhiều vườn sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang chết trắng khiến người dân chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Tin liên quan
» Trái sầu riêng Việt Nam tiếp tục chinh phục thị trường Australia
» Không còn lo ngại bệnh nấm bồ hóng gây hại trên cây sầu riêng
» Nông dân miền Tây lo ngại tìm “lối ra” cho sầu riêng
Theo Báo Nông Nghiệp, hạn mặn vừa dứt chưa bao lâu, nhiều vườn cây sầu riêng tại vùng chuyên canh tỉnh Tiền Giang bắt đầu biểu hiện rụng lá và chết cây. Diện tích cây chết ngày một tăng dần.
Theo Sở NN-PTNT Tiền Giang, toàn tỉnh có hơn 14.000ha cây sầu riêng, tập trung ở huyện Cai Lậy và thị xã Cai Lậy. Đến nay, thống kê chưa đầy đủ đã có khoảng 4.500ha sầu riêng bị thiệt hại. Trong đó, lên đến 3.500ha diện tích có cây bị chết trắng.
Theo đánh giá, thời gian tới diện tích bị thiệt hại còn tăng. Nguyên nhân làm cho sầu riêng chết là do thiếu nước tưới, tưới nước nhiễm mặn, sâu bệnh, cây suy kiệt và mưa trái vụ.
Ông Nguyễn Văn Đạt, ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy cho biết, sau đợt hạn mặn vừa qua 6 công vườn cây sầu riêng hơn 10 năm tuổi của gia đình ông đã bị chết trắng. Ông Đạt đành ngậm ngùi thuê máy cưa, đốn củi dọn vườn để trồng cây khác.
“Tôi mướn cưa thành củi là 70.000 đồng/cây. Do cuộc sống khó khăn nên giờ chỉ trồng những cây phù hợp với kinh tế của mình như mít, chuối. Còn cây sầu riêng, trồng, chăm sóc khoảng 5 năm sau mới có trái bói, mà hạn mặn thì không ai dám nói trước. Cây sầu riêng này nhạy cảm nhất so với các loại cây khác, sợ nó chết nên mình không dám trồng”, ông Đạt nghẹn ngào.
Còn vườn sầu riêng 5 công chết trắng của nhà ông Nguyễn Văn Triệu, cùng ngụ xã Ngũ Hiệp trông rất thê thảm. Ông không có tiền để thuê máy cưa đốn cây nên đành bỏ xó, cho con cháu gom củi chụm.
Nhìn vườn cây xơ xác, ông Triệu ngậm ngùi: “Bây giờ dù có mưa xuống thì cây sầu riêng vẫn chết do đất nhiễm mặn. Nhà có một mình nên không đốn hết được cây, chỉ bẻ nhánh cho mấy đứa cháu gom dùm, đắp mô trồng cây vô rồi chuyển qua các cây khác, nhẹ vốn hơn”.
Nhiều vườn sầu riêng khác ở các xã Tam Bình, Long Trung, Long Tiên… của huyện Cai Lậy cũng cùng chung số phận. Nhà vườn đành phải đốn phá vườn cây sầu riêng do bị khô cành, thối rễ để làm củi chứ không còn cách nào cứu vãn.
Tại thị xã Cai Lậy, theo thống kê của Phòng Kinh tế, toàn thị xã có trên 5.100ha cây sầu riêng. Phần lớn, tuổi cây từ 10 năm trở lên và đang được nhà vườn tập trung cho trái. Hạn mặn năm nay đã ảnh hưởng nặng nề chất lượng và năng suất trái. Sau hạn mặn, khoảng 1.100ha sầu riêng bị chết, với tỷ lệ từ 20 đến 50%, có một số vườn tỷ lệ cây chết 100%.
Xã Phú Quý, thị xã Cai Lậy có 183ha sầu riêng bị chết trên tổng diện tích 528ha. Phần lớn sầu riêng bị chết là giống Monthong, riêng giống Ri6 và các giống khác tỷ lệ cây bị chết thấp hơn.
Theo Báo PLVN, thậm chí nhiều hộ dân không đủ khả năng kinh tế để thuê máy cưa đành bỏ mặc để cây sầu riêng làm củi. Tuy nhiên, giá nhiều loại cây giống hiện nay ở mức khá cao, gấp 2 - 3 lần, thậm chí một số loại cây có khả năng chịu mặn tốt có mức giá cao hơn đến 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Một số loại cây trồng chủ yếu được lựa chọn như sapo, mít, bưởi, nhãn, mãng cầu na...
Theo Sở Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn, từ tháng 3/2020 các vườn sầu riêng bắt đầu suy kiệt, rụng lá và chết dần mặc dù tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp ứng phó để giảm nhẹ thiệt hại.
Tuy nhiên nhờ vào hiệu quả của công tác phòng, chống hạn, mặn và công sức chăm sóc từ người dân mà 10.411 ha/14.870 ha sầu riêng được bảo vệ an toàn, thành công cho thu hoạch.
Phương Nhi (Tổng hợp)
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt