17:07 ngày 25/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Kiên Giang: Làng nghề làm đường thốt nốt cần được giữ gìn và phát triển

09:38 08/01/2023

(THPL) - Song hành với sự phát triển của xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng không còn mặn mà với làng nghề truyền thống. Đường thốt nốt Kiên Giang cũng đang đứng trước nguy cơ mai một, cần chung tay giữ gìn, phát huy.

Đến thăm ấp Ba Trại, cái nôi của nghề truyền thống thốt nốt khiến ai cũng ấn tượng bởi nét đẹp cổ kính, yên bình. Nghề làm thốt nốt đã tồn tại ở đây hàng chục năm, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên đang đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ bị mai một theo thời gian.

Nghề làm thốt nốt đã tồn tại ở đây hàng chục năm, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Để làm đường thốt nốt, yêu cầu đối với người làm là tính tỉ mỉ, cần mẫn. Hàng ngày, lựa thời điểm giữa trưa nắng, lúc hoa cho nước thích hợp nhất để trèo lên hứng từng giọt mật quý giá. Công đoạn nấu đường cần sự kiên trì. Mỗi lần lấy nước xong, trong 24 giờ phải thắng đường nếu không mật bị chua. Đắp lò đất, đặt chảo to rồi đổ nước thốt nốt vào nấu khoảng 4 giờ mới thành đường thốt nốt.

Theo người dân nơi đây, trước cứ đến mùa thốt nốt là cả ấp lại nhộn nhịp, tất bật làm việc, đi lấy mật làm đường. Khắp ngóc ngách tỏa ra mùi hương ngọt ngào. Nhưng giờ đây không còn cảnh đó nữa, người làm càng ngày càng ít.

Tại các nơi có nghề truyền thống hầu như ít người theo nghề mà chủ yếu là người trung niên, cao tuổi. Tính ra trong ấp Ba Trại hiện nay chỉ còn vỏn vẹn 6 người bám lấy nghề làm đường thốt nốt.

Thu nhập từ nghề truyền thống không cao nên khó thu hút lao động trẻ.

Hiểu được sự thay đổi của môi trường, hiện nay có rất nhiều công việc ổn định, lương cao, đảm bảo được cuộc sống, người trẻ cứ thế không còn mặn mà với nghề truyền thống. Ông cha muốn dạy, truyền lại nhưng chẳng ai chịu học.

Thu nhập từ nghề truyền thống không cao nên khó thu hút lao động trẻ. Một số nghề phát triển sau khi được công nhận nhưng cũng khó tìm được lao động trẻ, chủ yếu là phụ nữ, người già.

Nhiều người cả đời gắn bó với nghề truyền thống luôn trăn trở làm sao để nghề phát triển, nhưng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mong muốn này trở nên khó khăn hơn khi làng nghề, nghề truyền thống đứng trước hàng loạt thách thức tìm thị trường tiêu thụ.

Ngoài ra, tình trạng khan hiếm nguyên liệu cũng là khó khăn chung của những người làm nghề truyền thống như nồi đất, đường thốt nốt, tôm khô...

Các thế hệ trước tỏ ra quan ngại trước tình hình hiện tại của nghề làm đường thốt nốt. Họ đang bị mắc kẹt trong môi trường kinh tế hiện đại, chưa thể tìm ra hướng đi nào có chỗ cho nghề truyền thống phát triển, câu hỏi "Khi chúng tôi già không biết ai sẽ nối nghề" là nỗi trăn trở chung.

Lưu Kỳ (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu