Những “lá chắn thép” căng mình chống dịch giữa miền biên viễn
(THPL) - Trời đất Tây Nguyên bắt đầu giao mùa, cũng là lúc cả nước đang phải gồng mình và quyết tâm dập dịch Covid-19. Nhưng ở nơi “một con gà gáy cả ba nước cùng nghe thấy” (Việt Nam-Lào-Campuchia) vẫn có những con người, họ được ví như “lá chắn thép”, bất kể ngày hay đêm, nắng hay mưa, tình nguyện rời xa vợ con, gia đình để ở lại đơn vị canh giữ từng mi-li-mét đường biên, cột mốc. 24/24 tuần tra, kiểm soát phòng chống dịch covid-19 và ngăn chặn các đối tượng vượt biên trái phép, vì các đối tượng này có thể mang “mầm mống bệnh” vào Việt Nam.
Tin liên quan
- Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
“Bỏ quên” đấu giá, Thung lũng hoa Hồ Tây kinh doanh trái phép gần 1 năm?
Thương hiệu là cam kết phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh"
Bộ Chính trị điều động, chỉ định tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
» Kon Tum: Thành lập 4 chốt liên ngành phòng chống dịch Covid-19
» Kon Tum: Khánh thành cầu qua sông Pô Kô
» Kon Tum: Công an Ngọc Hồi bắt nhóm đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm xe máy chuyên nghiệp
Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y: “Tiếng loa của Biên phòng”
Những ngày đầu tháng 8, chúng tôi có dịp lên thăm và làm việc với đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (Đồn biên phòng 677), thuộc xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum).
Trời đất Tây Nguyên đang bước vào mùa mưa, có mặt tại Trạm kiểm soát biên phòng Cửa khẩu Bờ Y, từng trận mưa lớn trút xối xả, tiếng gió rít qua làm ngắt quãng cuộc trò chuyện của cánh anh em phóng viên với Trung tá Đặng Nguyên Hương- Chính trị viên Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y.
Đồng chí Chính trị viên, chậm rãi, kể: “Đây là đợt thứ 2, đồn biên phòng Cửa khẩu Bờ Y phải “kích hoạt” lại hàng chục chốt, trạm, lán trại để phòng chống dịch Covid-19 và chống tình trạng các đối tượng vượt biên trái phép, đưa “mầm mống bệnh” vào nội địa Việt Nam.
Riêng tuyến biên giới thuộc Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y có chiều dài 20,222 km, trong đó có 9 cột mốc chính, gồm: 787, 788, 789, 790, 791, 792. Bên cạnh đó, còn mốc 3 biên (Việt Nam-Lào-Capuchia), gồm: Mốc 1, Mốc 2 và 9 mốc phụ.
Trung tá Hương, nói tiếp: “Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, hoạt động người qua lại cửa khẩu đều được đồn biên phòng thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Tuy nhiên, hàng hóa thì vẫn phải lưu thông.
Mặc dù quyết tâm chống dịch nhưng vẫn phải phát triển kinh tế. Chính vì vậy, khi xe hàng từ Lào về Việt Nam thì phải dừng lại tại mốc số 0, sau đó sẽ được các cơ quan chức năng phun thuốc tiêu trùng, khử độc toàn bộ xe và hàng hóa. Tiếp đến, tài xế từ Việt Nam sẽ lái xe không đến để tại đây và lái xe hàng về. Việc làm này sẽ đảm bảo tối đa mầm mống bệnh không thể xâm nhập vào nội địa Việt Nam, còn hàng hóa thì vẫn được lưu thông bình thường.
Song song với nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19, cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y luôn làm tốt công tác phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền sâu, rộng đến quần chúng nhân dân. Từ huyện xuống xã, từ xã xuống thôn, từ thôn vào buôn làng, từ làng vào từng hộ gia đình để đồng bào hiểu và thực hiện nghiêm.
“Đội” nắng, mưa canh từng mi-li-mét đường biên, cột mốc
Rồi, Trung tá Đặng Nguyên Hương- Chính trị viên Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y dẫn chúng tôi lên thăm các cán bộ, chiến sĩ đang ngày, đêm túc trực làm nhiệm vụ trên đường biên giới (giáp với tỉnh Atapu-Lào) để phòng chống dịch Covid-19 và chống tình trạng các đối tượng lợi dụng vượt biên trái phép vào nội địa Việt Nam.
Đứng trên đường biên giới, từng trận mưa lớn càng nặng hạt, từng luồng gió lớn bên nước bạn Lào thổi qua, thốc vào chiếc lều bạt rộng chỉ vài mét vuông. Bên trong căn lều bạt, “tài sản” lớn nhất là chiếc giường tạm bợ và những tấm chăn để cán bộ, chiến sĩ ngả lưng sau giờ làm nhiệm vụ. Nhưng với lòng quyết tâm, các cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y tình nguyện bỏ lại niềm nhung nhớ vợ con, gia đình ở lại đơn vị để chống dịch. Bất kể ngày hay đêm, nắng hay mưa, khó khăn gian truân cũng luôn nâng cao cảnh giác, 24/24 tuần tra, kiểm soát để bảo vệ từng mi li mét đường biên, cột mốc và chống tình trạng các đối tượng lợi dụng băng rừng vượt biên trái phép.
Trung tá Hương, cho biết, hiện tại Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y thành lập 8 chốt chính, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kon Tum tăng cường cho đơn vị thêm 5 chốt. Vì đường biên giới do đơn vị quản lý trải dài nên đồn đã chia nhỏ ra 18 lán trại để bảo vệ trên tuyến biên giới dài 20,222km.
Không giống như “khúc tráng ca” về những chiến sĩ bộ đội biên phòng trong các câu chuyện thần thoại, đã nhiều tháng nay, tất cả cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y chưa một đêm trọn giấc, phải luân phiên thay nhau làm nhiệm trên tuyến biên giới đầy khắc nghiệt.
Ở đây, không có sóng điện thoại, không có điện, nước sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ phải vận chuyển từ xa đến và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nhưng với tinh thần của “người lính Cụ Hồ”, các cán bộ, chiến sĩ đã khắc phục mọi khó khăn, chung tay cùng xã hội đẩy lùi dịch bệnh covid-19.
Chia sẻ với chúng tôi, các chiến sĩ làm nhiệm vụ, cho biết, do đường biên giới trải dài, hiểm trở nên các đối tượng thường lợi dụng để vượt biên, xuất nhập cảnh trái phép. Các đối tượng này hoạt động hết sức tinh vi và canh chờ sự sơ hở của các cán bộ, chiến sĩ. Chính vì vậy, anh em làm nhiệm vụ luôn phải “căng mình” túc trực 24/24, đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bất kì thời điểm nào.
Bên cạnh đó, hàng trăm người làm việc tại Lào trước khi dịch bệnh bùng phát, hiện nay không có việc làm nên trở về và muốn trốn tránh cách ly tập trung nên thường có suy nghĩ trốn tránh cơ quan chức năng. Tất cả các trường hợp nhập cảnh trái phép đều bị đồn biên phòng xử lý và giao cho chính quyền địa phương đưa vào khu cách ly tập trung.
“Cuộc chiến” chống “giặc” Covid dù không “mưa bom, bão đạn” nhưng trăm bề khó khăn, gian khổ. Nhưng với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và với trọng trách cao cả của những chiến sĩ mang “quân hàm xanh” đang phát huy giá trị cao đẹp của “người lính Cụ Hồ”, những “lá chắn thép” Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đã không quản ngại gió sương ngày, đêm “căng mình” giữ bình yên nơi miền biên viễn.
Hàn Hưng
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt