Nhà vệ sinh không phát thải - Sáng kiến chống biến đổi khí hậu tại Sóc Trăng
(THPL) - Trường Tiểu học Long Phú C (tỉnh Sóc Trăng) là điểm trường đầu tiên có nhà vệ sinh không phát thải, sử dụng hệ thống bể Aquonic và năng lượng mặt trời để xử lý nước thải thành nước an toàn. Mô hình này đã có mặt tại nhiều quốc gia trước khi được UNICEF thí điểm thành công tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Masterise, với khả năng nhân rộng trên toàn quốc.
Tin liên quan
- Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Học sinh Hà Nam và niềm vui khi đón nhận hàng trăm suất học bổng vượt khó từ Tân Hiệp Phát
“Nối vòng tay ấm” mang hơi ấm lên vùng cao các tỉnh phía Bắc
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng VCB thực hiện công tác an sinh xã hội - Vững nền tảng, chắc tương lai, vươn tầm doanh nghiệp
Nha khoa Ruby Luxury: Hành trình lan tỏa yêu thương tại vùng cao Lào Cai
» “Không còn nghi ngờ gì về chất lượng và uy tín của Masterise”
» Hàng nghìn căn hộ của Masterise Homes chính thức về tay khách hàng
» Masterise Homes chính thức bàn giao Masteri Centre Point, xác lập chuẩn sống căn hộ cao cấp nhất khu Đông TP.HCM
Thành công đưa sáng kiến nhà vệ sinh không phát thải tới Việt Nam
Theo khảo sát do UNICEF phối hợp cùng Trung tâm Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Sóc Trăng, hơn 40% trường học không có nước sạch và cơ sở vật chất hợp vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng học tập của học sinh.
Với mong muốn cải thiện tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường, dự án đặt ra mục tiêu nâng cấp công trình nhà vệ sinh và áp dụng năng lượng tái tạo (như năng lượng mặt trời) tại 7 trường học và nâng cấp hệ thống xử lý, mở rộng mạng lưới và áp dụng năng lượng tái tạo tại 2 trạm cấp nước tập trung. Trong số 7 trường học thí điểm, dự án đã chọn ra điểm trường Tiểu học Long Phú C để thí điểm mô hình Nhà vệ sinh không phát thải.
Hệ thống xử lý nước thải “Net Zero Aquonic” là sáng kiến được tài trợ bởi Quỹ Bill & Melinda Gates và sản xuất bởi Tập đoàn SCG Chemical tại Thái Lan, xử lý nước thải không phát thải khí nhà kính gồm các bể xử lý nhỏ gọn với nhiều cấu phần, có thể biến nước thải từ bể tự hoại thành nước sạch, không chứa mầm bệnh và có thể tái sử dụng để tưới tiêu hoặc xả nhà vệ sinh. Hệ thống xử lý tuần hoàn được vận hành bằng nguồn năng lượng sạch từ pin mặt trời, góp phần giải quyết các vấn đề do hạn hán và xâm nhập mặn tại Sóc Trăng.
Mô hình này được lần đầu lắp đặt năm 2019 tại một khu dân cư thu nhập thấp ở Bangkok. Đáp ứng các yêu cầu của ISO 30500, hệ thống đã đạt kết quả đáng ngạc nhiên: giảm tới 91% tổng chất rắn lơ lửng và giảm 99.99% vi khuẩn E.coli cho giai đoạn xử lý nước thải.
Khi đưa mô hình về Việt Nam, cụ thể là tại Trường Tiểu học Long Phú C, dự án đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của chính quyền địa phương và nhà trường. Để đáp ứng nhu cầu của 200 học sinh và giáo viên, một hệ thống bể Aquonic đã được lắp đặt và chính thức đi vào vận hành từ tháng 11/2023.
Đại diện Masterise Group và UNICEF trong buổi bàn giao nhà vệ sinh không phát thải tại trường Tiểu học Long Phú C. Ảnh: UNICEF Việt Nam
Công trình hiện đang nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các em học sinh và giáo viên - đối tượng thụ hưởng trực tiếp của công trình. Anh Thơ và các bạn tại trường Tiểu học Long Phú C đều rất vui vì năm học này nhà vệ sinh đã trở nên sạch và an toàn hơn. "Để giữ vệ sinh, chúng con sẽ nhắc nhau và nhắc những em nhỏ sau khi sử dụng phải xả nước. Chúng con cũng nhớ rửa tay trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh", Anh Thơ chia sẻ.
Anh Thơ bên bức tranh do em tự vẽ về ước mơ có nhà vệ sinh sạch, an toàn tại trường học. Ảnh: UNICEF Việt Nam
Để đảm bảo tính bền vững của dự án, đại diện các bên liên quan từ cấp trung ương và tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện ký kết về trách nhiệm của từng bên trong việc vận hành, duy trì và bảo dưỡng hệ thống sau khi lắp đặt cũng như nhân rộng mô hình sau khi đánh giá hiệu quả.
Tiềm năng được nhân rộng trên toàn quốc
Chỉ vài tháng sau khi công bố tại Việt Nam, mô hình đã ngay lập tức tạo tiếng vang tốt, thu hút sự quan tâm từ các đơn vị trong khu vực công và tư nhân tại Việt Nam. Theo thông tin từ UNICEF Việt Nam, một Tập đoàn trong lĩnh vực đầu tư đã quyết định rót vốn để sản xuất các bể Aquonic tại Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng vì việc đưa công nghệ này về sản xuất trong nước sẽ giúp giảm đáng kể chi phí so với giá nhập khẩu, từ đó giúp tăng khả năng nhân rộng sáng kiến lên quy mô toàn quốc.
Việc sáng kiến thành công thu hút sự quan tâm của các đơn vị cũng góp phần hiện thực hoá mục tiêu dài hạn, kêu gọi nhiều “cánh tay nối dài” cùng chung tay nhân rộng các mô hình hiệu quả, kiến tạo giá trị tích cực và bền vững.
UNICEF và Masterise Group cho biết nỗ lực của dự án Innovation for Children không chỉ dừng lại ở kết quả của giai đoạn 1. Dự án sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp về năng lượng xanh, đặc biệt là trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh, để góp phần vào mục tiêu giảm thiểu phát thải khí carbon. Song song với lĩnh vực nước sạch và vệ sinh, dự án cũng tập trung thúc đẩy công nghệ và sáng tạo trong giáo dục. Hiện tại, dự án cũng đã thành công giới thiệu Thư viện số toàn cầu, giúp các em tiếp cận nguồn tài liệu học tập chất lượng cao, miễn phí và không chỉ bằng tiếng Việt mà còn bằng tiếng Khmer và ngôn ngữ ký hiệu.
Các “sáng kiến thay đổi tương lai” đang được UNICEF và Masterise thực hiện tại Sóc Trăng.
"Innovation for Children" là một dự án thuộc chương trình vì cộng đồng phát triển bền vững “Build A Better Future” do Masterise Group triển khai tháng 4/2022. Tìm hiểu thêm về chương trìnhtại đây.
Đức Hoàng
Tin khác
-
Dự báo thời tiết ngày 25/11: Bắc Bộ đón không khí lạnh, trời chuyển mưa rét
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
TPHCM dẫn đầu khu vực phía Nam về số ca mắc sốt xuất huyết, đã ghi nhận một ca tử vong.24/11/2024 15:11:57Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt