01:34 ngày 20/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Ngành dệt may đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng năm 2023

13:23 19/12/2022

(THPL) - Với dự báo tổng cầu dệt may thế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ trong quý 3 và quý 4 năm sau, ngành dệt may kỳ vọng kịch bản xuất khẩu thuận lợi cả năm 2023 có thể đạt 47 - 48 tỷ USD, tức là duy trì mức tăng trưởng khoảng 8%. Ở kịch bản kém tích cực hơn, xuất khẩu đạt khoảng 45 - 46 tỷ USD.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, ngành dệt may năm 2022 dự kiến vẫn về đích với 43-44 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2021. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất với hơn 18 tỷ USD, Hàn Quốc là 4,2 tỷ USD, Nhật Bản là 3,9 tỷ USD, Trung Quốc là gần 3,9 tỷ USD…

Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt gần 41 tỷ USD, gồm: sơ xợi dệt 4,306 tỷ USD, hàng dệt may 34,530 tỷ USD và hơn 2 tỷ USD nguyên phụ liệu (có tính một phần của giày dép).

Với kết quả trên, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas khẳng định, kết quả tăng trưởng xuất khẩu mà ngành dệt may đạt được trong năm 2022 là cực kỳ ý nghĩa, các thị trường chủ lực vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá. Năm qua, kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao tại nhiều nền kinh tế lớn, nhất là những tháng cuối năm, cầu hàng dệt may sụt giảm mạnh.

Kết quả xuất khẩu có tăng trưởng của năm 2022 còn cho thấy, các doanh nghiệp đã tận dụng tốt 15 hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, tăng đáp ứng quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết tại các FTA.

Sang năm 2023, ngành dệt may đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng. Với dự báo tổng cầu dệt may thế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ trong quý 3 và quý 4 năm sau, ngành dệt may kỳ vọng kịch bản xuất khẩu thuận lợi cả năm 2023 có thể đạt 47 - 48 tỷ USD, tức là duy trì mức tăng trưởng khoảng 8%.  Ở kịch bản kém tích cực hơn, xuất khẩu đạt khoảng 45 - 46 tỷ USD.

Ngành dệt may hướng đến mục tiêu 48 tỷ USD trong năm 2023. Ảnh: Internet

Cũng liên quan đến ngành dệt, một số chuyên gia nhận định, từ nay đến năm 2030, ngành dệt may Việt Nam chuyển dần từ trọng tâm phát triển nhanh sang trọng tâm phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Từ năm 2031-2035, ngành sẽ phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình tuần hoàn, hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, ngành hướng đến xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới.

Ông Võ Mạnh Hùng, Trưởng đại diện Hiệp hội Bông Mỹ dự đoán năm 2023, mỗi nhãn hàng, nhà bán lẻ toàn cầu sẽ yêu cầu sản phẩm làm từ bông nhập khẩu vào Mỹ, EU của họ bền vững và thuộc chuỗi cung ứng minh bạch được xác minh là không có lao động cưỡng bức. Tuy nhiên, vào năm 2025, một tỷ lệ lớn sản phẩm từ bông của nhãn hàng, nhà bán lẻ toàn cầu sẽ có cùng yêu cầu này.

Hiện tại, Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc cấm những sản phẩm làm từ lao động cưỡng bức, còn các quốc gia khác cũng đang có động thái tương tự; đồng thời, xu hướng này được kỳ vọng ngày càng nhiều quốc gia thực hiện trong tương lai.

Trước bối cảnh này, theo ông Võ Mạnh Hùng, doanh nghiệp sản xuất, nhà cung cấp nên lưu lại chứng từ của tất cả giao dịch và sẵn sàng chia sẻ khi được yêu cầu. Song song đó, các đơn vị xuất nhập khẩu nên đảm bảo sự minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng; xác minh nguồn gốc của nguyên liệu rủi ro cao...

Còn theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng, giải pháp đối với doanh nghiệp dệt may là cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu; kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá, chuỗi cung ứng... Bên cạnh đó, ngành dệt may đồng hành cùng doanh nghiệp chủ động tìm hiểu, tiếp cận những chương trình hỗ trợ phục hồi và ph

Mai Anh

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu