06:20 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may

Lưu Kỳ (tổng hợp) | 08:57 13/11/2022

(THPL) - Phát triển kinh tế tuần hoàn được coi là chiến lược trọng tâm giúp ngành dệt may Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và có những thương hiệu ngang tầm quốc tế. Qua nhiều năm, ngành dệt may Việt Nam đã có quá trình phát triển khá nhanh và ngoạn mục.

Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết: Giai đoạn định hướng phát triển nhanh của ngành dệt may Việt Nam đã qua. Từ nay đến năm 2030, ngành chuyển dần trọng tâm sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Từ năm 2030 – 2045, phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực và thế giới.

Đứng trong top đầu kim ngạch xuất khẩu với 40,4 tỷ USD

Bên cạnh các doanh nghiệp trong nước, sự tham gia của các doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may cũng rất lớn. Tỷ trọng xuất khẩu dệt may của các doanh FDI trong ngành dệt may rất lớn, chiếm 60%. Đến hết năm 2021 đã có 32,9 tỷ USD vốn FDI đổ vào dệt may.

Dệt may cũng là ngành công nghiệp đứng đầu cả nước về thu dụng lao động, thu hút tới 2 triệu lao động. Ngoài ra, gần 1 triệu lao động làm trong các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, tức chiếm 25% lao động của ngành công nghiệp chế biến chế tạo và chiếm 12,5% lao động của cả nước.

Xuất khẩu dệt may Việt Nam chiếm 5,2% thị phần toàn cầu. Năm 2021 Việt Nam đứng thứ 4 trong tốp 10 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc (sau Trung Quốc, EU, Bangladesh) và đứng thứ 7 xuất khẩu hàng dệt trên thế giới (sau Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan và Hoa Kỳ).

Tập trung phát triển kinh tế bền vừng (Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam qua các năm)

Mặc dù vậy, điểm hạn chế lớn nhất của ngành dệt may, theo ông Cẩm, là tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu khá lớn. Chúng ta nhập khẩu nhiều vải, bông, phụ liệu…, chủ yếu từ Trung Quốc (trên 51%), Hàn Quốc 9,7%, EU 11,3%, Mỹ 6%... Đặc biệt trong khối RCEP nhập khẩu dệt may chiếm tới 71,6% toàn bộ kim ngạch nhập khẩu.

Từ nay đến năm 2030, ngành dệt may chuyển dần trọng tâm sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Từ năm 2030 – 2045, phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực và thế giới.

Khi đó, kim ngạch xuất khẩu bình quân dự kiến sẽ tăng từ 5-6%/năm trong giai đoạn đến năm 2030 (năm 2030 dự kiến 68-70 tỷ USD); tăng từ 2-3%/năm trong giai đoạn từ 2031 đến 2045 (năm 2045 đạt khoảng 95 – 100 tỷ USD).

Doanh nghiệp cũng cần tập hợp các tài liệu liên quan đến truy soát nguồn gốc nguyên phụ liệu, đáp ứng yêu cầu tỷ lệ tái chế, vòng đời sản phẩm, nguyên liệu sạch, khả năng tái chế cao; phối hợp với nhãn hàng để thực hiện yêu cầu xanh, bền vững, thiết kế sinh thái... của thị trường; liên kết với các doanh nghiệp trong ngành, trong khu công nghiệp để cùng thực hiện thu gom nước thải, phế thải để xử lý, tái sử dụng...

Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng kiến nghị Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương có chính sách minh bạch, rõ ràng, hỗ trợ doanh nghiệp ngành dệt may thực hiện từng bước kinh doanh tuần hoàn.

Lưu Kỳ (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu