Khai mạc triển lãm Dệt & May- Thiết bị & Nguyên phụ liệu 2022
(THPL) - Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Dệt & May - Thiết bị & Nguyên phụ liệu 2022 tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngành dệt may trong và ngoài nước gặp gỡ, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường.
Tin liên quan
- RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
Bamboo Capital và hành trình 13 năm phát triển bền vững, kiến tạo giá trị cho cộng đồng
F24 Vietnam - Hệ sinh thái kết nối người dùng - Thợ/Đội thợ - Nhà cung ứng
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024: Cộng hưởng, kết nối, đánh thức tinh thần sáng tạo
» Khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội tại thị xã Sơn Tây
» Khai mạc Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2022
» K-Expo Vietnam 2022 chính thức khai mạc tại Hà Nội
Sáng nay 23/11, Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Dệt & May- Thiết bị & Nguyên phụ liệu 2022 đã diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện lớn, được đánh giá có uy tín và được mong chờ của ngành dệt may.
Triển lãm năm nay quy tụ hơn 146 đơn vị uy tín đến từ 9 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các doanh nghiệp tham gia sẽ giới thiệu thiết bị, nguyên phụ liệu tiên tiến trong ngành. Cùng đó, trong khuôn khổ triển lãm Ban tổ chức cũng sẽ tổ chức các hội thảo với các diễn giả nổi tiếng chia sẻ những vấn đề nổi cộm, hy vọng sẽ đáp ứng được sự quan tâm của doanh nghiệp.
Tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho hay, Bộ luôn coi dệt may là ngành quan trọng không chỉ mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 của cả nước mà còn góp phần ổn định an sinh xã hội. Ngành dệt may Việt Nam hiện đang sử dụng 2,5 triệu lao động, xuất khẩu hơn 40 tỷ USD/năm, thu nhập trung bình của người lao động đạt khoảng 3.800 USD/năm. Tuy kim ngạch xuất khẩu cao nhưng giá trị gia tăng của ngành thấp, chưa chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, năng suất lao động thấp hơn các nước trong khu vực và chỉ ở mức trung bình khá. Vì vậy thời gian tới, ngành cần phát triển theo chiều sâu, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tập trung những công đoạn có giá trị cao như thiết kế mẫu mã sản phẩm, từng bước vươn lên bậc cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân kỳ vọng, triển lãm sẽ là cơ hội tốt giúp doanh nghiệp dệt may tiếp cận với thiết bị tiên tiến, từ đó xác định hướng đầu tư trong thời gian tới, cũng như giúp doanh nghiệp tìm kiếm và thúc đẩy quan hệ thương mại với đối tác lớn trên toàn thế giới. Bộ Công thương luôn ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và ngành dệt may phát triển. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành và doanh nghiệp dệt may trong nước, đến năm 2030, ngành dệt may sẽ đạt mục tiêu 70 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu.
Chia sẻ tại triển lãm, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) thông tin, mục tiêu phấn đấu của ngành đạt 42-43 tỷ USD năm 2022. Ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn, rất khó khăn cho mục tiêu năm nay và năm 2023 nhưng với nỗ lực của ngành, cùng thông tin của các nhà cung cấp công nghệ, nguyên phụ liệu sẽ là giải pháp ngắn và dài hạn cho ngành. Lãnh đạo VITAS kiến nghị Bộ Công thương tiếp tục lắng nghe và tạo mọi điều kiện, hỗ trợ giải quyết khó khăn cho ngành phát triển. Tạo thuận lợi kêu gọi đầu tư vào phần cung thiếu hụt để ngành tận dụng được các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Các nhà cung cấp thiết bị công nghệ ngành đồng hành cùng doanh nghiệp và đưa ra giải pháp mô hình về tự động hoá, kinh tế tuần hoàn, quản trị số, đặc biệt là mô hình phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
Theo kế hoạch, triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 25/11 tại Hà Nội.
Tuấn Linh
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt