21:45 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Ngăn chặn thành công hơn 100 triệu thuê bao phát tán cuộc gọi rác

Bảo An (tổng hợp) | 16:23 19/03/2021

(THPL) - Sau 8 tháng (từ tháng 7/2020 đến hết tháng 2/2021) kể từ khi triển khai giải pháp ngăn chặn cuộc gọi rác quấy rối người tiêu dùng, 5 nhà mạng đã ngăn chặn được 111.694 thuê bao phát tán cuộc gọi rác.

Theo Thống kê từ Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết trong 2 tháng đầu năm 2021, đã có hơn 22.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác bị xử lý bởi 5 nhà mạng là Viettel, VinaPhone, Mobifone, Vietnamobile và mạng di động ảo I-Telecom.

Cụ thể, Viettel là nhà mạng chặn nhiều thuê bao phát tán cuộc gọi rác nhất với 13.009 thuê bao, tiếp sau là VinaPhone với 6.576 thuê bao bị chặn, Mobifone chặn 1.882 thuê bao, I-Telecom chặn 520 thuê bao và Vietnamobile chặn 58 thuê bao.

Theo tạp chí VietQ, trước đó từ 1/7/2020, Cục Viễn thông đã phối hợp cùng các nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone triển khai giải pháp công nghệ để lọc và cắt liên lạc các thuê bao phát tán cuộc gọi rác. 

Cuộc gọi rác được hiểu là cuộc gọi từ số điện thoại di động, cố định trong nước và quốc tế với nội dung quảng cáo, rao bán sản phẩm, dịch vụ mà người nhận không mong muốn. Cuộc gọi rác cũng dùng để chỉ các cuộc gọi có nội dung, mục đích lừa đảo, quấy rối, vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định của pháp luật.

Các nhà mạng đã ngăn chặn được hơn 100 triệu thuê bao phát tán cuộc gọi rác (ảnh minh họa)

Có 5 tiêu chí dùng để xác định thế nào là một cuộc gọi rác, gồm: tần suất thực hiện cuộc gọi; tỷ lệ cuộc gọi có thời gian liên lạc ngắn; tỷ lệ cuộc gọi có thời gian giữa các cuộc gọi ngắn; tỷ lệ gọi đi cho các thuê bao không có mối quan hệ và đặc điểm hành vi sử dụng của người dùng di động.

Bên cạnh đó, Cục Viễn thông còn sử dụng các tin nhắn dưới dạng USSD đằng sau mỗi cuộc gọi nghi ngờ là cuộc gọi rác để ghi nhận ý kiến phản hồi từ phía người tiêu dùng. Trong trường hợp bị xác định là cuộc gọi rác, thuê bao thực hiện hành vi phát tán cuộc gọi sẽ bị xử lý bằng cách khóa chiều gọi đi đối với thuê bao nội mạng và khóa chiều gọi đến đối với thuê bao liên mạng.

Để chặn các cuộc gọi rác quấy rối người tiêu dùng, các nhà mạng ứng dụng công nghệ tiên tiến như Big Data (dữ liệu lớn) và Machine Learning (học máy) để nhận diện thuê bao nghi ngờ phát tán cuộc gọi rác. Quá trình chặn cuộc gọi rác được thực hiện theo 4 bước: Xác định các thuê bao nghi phát tán cuộc gọi rác; xác thực lại xem đó có phải là cuộc gọi rác hay không; ngăn chặn; chăm sóc khách hàng, xử lý khiếu nại...

Cùng với đó, từ tháng 10/2020, chủ thuê bao di động đã có thể đăng ký vào danh sách không quảng cáo (DNC) của Cục An toàn Thông tin. Sau đó, danh sách DNC sẽ được tự động chuyển đến các nhà mạng để xác minh và chặn rác viễn thông đến các thuê bao đã đăng ký.

Đây cũng là căn cứ để cơ quan chức năng xử phạt các cá nhân, tổ chức cố tình phát tán tin nhắn, cuộc gọi "rác", quảng cáo... theo Nghị định 91 về chống tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi rác. Sau chưa đầy 1 tháng cho phép người dùng đăng ký DNC, đã có hơn 100.000 thuê bao thực hiện tham gia danh sách này.

Ngoài các mức quy định xử phạt tại Nghị định 91, hành vi gửi tin nhắn, gọi điện thoại quảng cáo đến các thuê bao trong danh sách không quảng cáo còn bị xử phạt theo Nghị định 15/2020 với mức phạt tiền 80-100 triệu đồng.

Bảo An (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu