19:58 ngày 18/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Mexico - Thị trường tiềm năng cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

07:30 15/11/2023

(THPL) - Từ nhiều năm nay, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Mexico không ngừng được mở rộng và phát triển. Mexico đang dần trở thành khu vực thị trường hấp dẫn đối với cả thế giới, trong đó có xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.

Mexico là một thị trường dễ tính, dân số đông, sức tiêu thụ mạnh, các doanh nghiệp Việt có thể tận dụng ưu đãi thuế đẩy mạnh xuất khẩu cá tra, cá basa, cá ngừ, gạo hàng dệt may sang thị trường này.

Một số chuyên gia nhận định, quan hệ Mexico và Việt Nam có rất nhiều tiềm năng. Trước tiên, hai nước cùng là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và trở thành đối tác thương mại của nhau.

Đáng chú ý, kể từ khi CPTPP được ký kết và đi vào hiệu lực từ đầu năm 2019 đối với hai nước. Với thị trường tương đối dễ tính với dân số dân số khoảng 120 triệu người, dung lượng nhập khẩu hàng năm khoảng 400 tỷ USD, sức tiêu thụ mạnh, ước tính mỗi năm Mexico nhập khẩu khoảng 900.000 tấn gạo, 1,8 tỷ USD hàng dệt may và 1,1 tỷ USD hàng giày dép các loại.

Mexico - Thị trường tiềm năng cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Ảnh minh hoạ

Trong khối các nước CPTPP, Mexico đang dần trở thành khu vực thị trường hấp dẫn đối với cả thế giới, trong đó có Việt Nam do có nền kinh tế phát triển năng động. Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã trở thành một thị trường mới nổi được các doanh nghiệp Mexico ngày càng quan tâm. Mexico hiện trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh, trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mexico tại khu vực châu Á.

Với cam kết của CPTPP, Mexico xóa bỏ 77% số dòng thuế ngay từ 14/01/2018, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Những ưu đãi này tạo cơ hội lớn cho một số mặt hàng thế mạnh của Việt Nam có thể tận dụng để đẩy mạnh xuất khẩu sang Mexico bao gồm: Cá tra, cá basa, cá ngừ, gạo và hàng dệt may...

Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2022, xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường thuộc khối Hiệp định CPTPP đạt gần 6,5 tỷ USD, tăng 29,6% so với năm 2021, trong đó, với thị trường lần đầu tiên có FTA với Việt Nam như Mexico, Canada đều tăng trưởng ở mức cao, hai con số. Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang các thị trường thành viên CPTPP như Canada, Mexico cao cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan từ các FTA thế hệ mới.

Cũng liên quan đến ngành dệt may, vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2536/QĐ-BCT về lượng hạn ngạch thuế quan đối với hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico năm 2023 theo Hiệp định CPTPP. Theo quyết định này, sẽ có 250.000 kg sợi; 2.500.000 chiếc quần áo dệt kim; 750.000 chiếc quần áo dệt thoi; 50.000 chiếc tã trẻ em làm từ sợi tổng hợp và hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico năm 2023 theo Hiệp định CPTPP, quyết định có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2023.

Mặc dù là một thị trường tương đối dễ tính với sức tiêu thụ mạnh, tuy nhiên, Mexico vẫn có những tiêu chuẩn, quy định chặt chẽ về chỉ dẫn xuất xứ, an toàn thực phẩm... đối với hàng hóa nhập khẩu và lưu thông.

Để mở rộng xuất khẩu, tăng thị phần hàng hoá Việt Nam nói chung tại Mexico, một số chuyên gia thương mại lưu ý nhà phân phối Mexico không nhập khẩu trực tiếp từ các doanh nghiệp mà họ cần sản phẩm đã được đăng ký và đang phân phối tại Mexico. Do vậy, các sản phẩm thực phẩm chế biến của Việt Nam muốn thâm nhập thị trường này phải có đại lý phân phối ở nước sở tại. Đây là cơ hội dành cho các công ty thương mại, công ty lớn có thể mở chi nhánh đại diện tại Mexico sau đó đưa hàng hóa vào các chuỗi siêu thị, hệ thống phân phối lớn.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham gia hội chợ theo hình thức tập trung nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tổ chức đoàn và làm thành cả khu triển lãm hàng hóa Việt Nam. Qua đó, tạo dấu ấn và thu hút sự quan tâm, làm quen của người dân Mexico với sản phẩm của Việt Nam.

Nhằm tăng tính nhận diện của hàng hóa Việt tại Mexico, các chuyên gia thương mại đề xuất Bộ Công Thương xem xét 2 năm một lần tổ chức đoàn có quy mô 10-15 doanh nghiệp sang tham gia các hội chợ chuyên ngành lớn tại Mexico. Mặt khác, các chuyên gia cũng đề xuất phía Mexico đưa các đoàn doanh nghiệp tương tự sang Việt Nam nhằm giúp hai bên tìm hiểu thông tin, kết nối và tìm cơ hội hợp tác để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này.    

Phương Anh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu