15:24 ngày 04/07/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Loài sâu ăn được nhựa? Giải pháp mới cho vấn đề môi trường

09:57 30/10/2019

(THPL) - Federica Bertocchini - nhà nghiên cứu Tây Ban Nha ở Đại học Cantabria đã có phát hiện đáng kinh ngạc rằng loài sâu sáp có thể ăn được rác thải nhựa.

Theo International Business Times, Federica Bertocchini - nhà khoa học ở Đại học Cantabria, Tây Ban Nha, đồng thời là một người nuôi ong nghiệp dư, bà đã phát hiện khả năng ăn rác thải nhựa đáng kinh ngạc của sâu sáp khi đang chăm sóc tổ ong.

Ước tính 6000 con sâu sáp có thể ăn hết một chiếc túi nilong trong vòng 1 giờ đồng hồ

Những con sâu sáp được dùng làm mồi cho cá nhưng chúng cũng là loài gây hại ở tổ ong, thường nhai thủng tổ ong bằng sáp. Bertocchini bỏ những con sâu vào túi nhựa siêu thị làm từ polyethylene khi nhặt chúng ra từ tổ ong. Kì lạ hơn, chưa đầy một tiếng sau, chiếc túi bị thủng lỗ chỗ. 

Theo VnExpressBertocchini đã đem những con sâu này về để nghiên cứu. Cùng với những nhà phân tích tại Đại học Cambridge, nước Anh, bà nhận thấy sâu sáp không những cắn thủng túi nylon mà còn ăn luôn nhựa và phân giải thành một hợp chất khác.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, 100 con sâu sáp có thể nhai hết 92 mg nhựa trong thời gian khoảng 12 giờ và để lại một số mảnh vụn. Sau khi ăn nhựa, sâu thải ra ethylene glycol, là một chất chống đông. Tạp chí Current Biology đã chính thức công bố kết quả nghiên cứu này. Theo đó, Polymer thực sự đã có sự biến đổi về hóa học. Điều này cho thấy, đây không chỉ đơn giản là hành vi nhai của sâu sáp.

Nhà nghiên cứu Paolo Bombelli ở Đại học Cambridge, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho biết, cho đến nay, sâu sáp là loài côn trùng đầu tiên được biết đến là có khả năng phân hủy polyethylene bằng cách tiêu hóa. Các nhà khoa học hiện chưa chỉ rõ cơ chế sâu sáp phân hủy nhựa theo cách nào. Nhưng có thể là do tự khả năng tự phân huỷ hoặc do vi khuẩn sống trong ruột của nó.

Các nhà khoa học cũng đã thử nghiền các con sâu sáp và rải chất nhờn lên những tấm nhựa để xem chúng có bị phân hủy hay không. Kết quả cho thấy, chất này cũng có tác dụng phân hủy nhựa nhưng hiệu quả không cao bằng khi sâu còn sống. Chất nhờn phân huỷ nhựa có hiệu quả đã mang lại niềm tin cho các nhà nghiên cứu về một tương lai có thể khắc phục được ô nhiễm rác thải nhựa. 

Polyethylene chiếm khoảng 92% trong tất cả túi nhựa được sản xuất. Một tổ chức sinh vật có thể phân hủy hợp chất này mà không chịu ảnh hưởng mang đến tiềm năng cách mạng hóa ngành xử lý rác. Hiện tại, hàng tỷ kilogram nhựa đổ xuống đại dương, tích tụ chất độc trong những động vật hoang dã vô tình ăn phải rác.

Hoàng Vân (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu