Nhật Bản tận dụng thế mạnh muốn xuất khẩu công nghệ biến rác thành điện
(THPL) - Các nước Đông Nam Á như Philippines, Việt Nam và Indonesia đang nổi lên như là những thị trường màu mỡ cho các nhà máy biến rác thành điện. Nhật Bản đang muốn tận dụng thế mạnh chuyên môn công nghệ trong lĩnh vực này để chộp lấy cơ hội kinh doanh.
Tin liên quan
- Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam
Việt Nam có 9 nhà khoa học vào top ảnh hưởng nhất thế giới năm 2024
Vinamilk trao giải thưởng đặc biệt cho các tài năng chế tạo robot hướng đến phát triển bền vững tại Robotacon WRO 2024
Liên kết vì sức khỏe, hai nước Đông Nam Á cùng phát triển giống lúa mới
» Bộ Y tế lý giải việc Nhật Bản không cho dùng axit benzoic trong tương ớt mà Việt Nam vẫn dùng
» Tháng 1, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc rót vốn vào Việt Nam
» Núi lửa Aso ở Nhật Bản 'thức giấc' với cột khói bụi cao 1.600 m
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Bộ Môi trường Nhật Bản đang hỗ trợ thành lập một nhóm đối tác công tư để thúc đẩy xuất khẩu các nhà máy đốt rác sản xuất điện đến khu vực Đông Nam Á. Nhóm đối tác này bao gồm văn phòng chính quyền thành phố Osaka và một số chính quyền thành phố khác cùng các công ty như Tập đoàn công nghiệp và kỹ thuật Hitachi Zosen, Công ty dịch vụ kỹ thuật JFE Engineering.
Nhóm đối tác sẽ cung cấp cho các khách hàng các giải pháp thu gom, phân loại, tái chế và giảm rác thải vốn đã đạt được trình độ cao tại Nhật Bản.
Bộ Môi trường Nhật Bản đã lên kế hoạch thiết lập 10 dự án biến rác thải thành điện ở các nước Đông Nam Á trước năm tài khóa 2023.
Các vùng biển ở Đông Nam Á đang tràn ngập rác thải nhựa và các loại rác thải khác, đe dọa đến môi trường sống của các sinh vật biển và gây tổn hại cho các hệ sinh thái. Nhật Bản cũng phải trải qua giai đoạn chật vật giải quyết các vấn đề rác thải kể từ khi nền kinh tế nước này bùng nổ vào thập niên 1960. Đến nay, Nhật Bản có khoảng 380 nhà máy đốt rác sản xuất điện, chiếm hơn 30% các cơ sở đốt rác thải trên cả nước. Số lượng các nhà máy đốt rác sản xuất điện ở Nhật Bản tăng hơn 20% trong 10 năm qua nhờ tích lũy được các chuyên môn vận hành.
Tại Đông Nam Á, các nhà máy biến rác thành điện đã được triển khai thí điểm ở một số nước như Singapore và Thái Lan. Song công nghệ này không được nhân rộng ở khu vực này do chi phí cao. Tuy nhiên gần đây nó bắt đầu thu hút được nhiều sự chú ý khi cơn bùng nổ kinh tế của Đông Nam Á kéo theo các hệ lụy nghiêm trọng về môi trường.
Tổng Công ty tài chính quốc tế (IFC), một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG), dự báo nhu cầu thị trường toàn cầu đối với các nhà máy sản xuất điện từ rác sẽ tăng lên 80 tỉ đô la vào năm 2022 so với mức 7,4 tỉ đô la vào năm 2013.
Trong khi Trung Quốc đang tiếp thị mạnh mẽ công nghệ biến rác thành điện của nước này ở Đông Nam Á thì Nhật Bản cung cấp một gói giải pháp toàn diện hơn bao gồm cả hệ thống xử lý rác thải, đào tạo nhân lực chuyên môn cũng như tái chế rác thải và các dịch vụ khác liên quan đến rác thải.
Các công ty cung cấp công nghệ như Hitachi Zosen, JFE Engineering, Mitsubishi Heavy Industries và các nhà xuất khẩu khác sẽ thành một liên minh đối tác công tư với các chính quyền thành phố ở Nhật Bản để tham giá đấu thầu các dự án ở Đông Nam Á.
Bộ Môi trường Nhật Bản đã phân bổ 2 tỉ yen (18,6 triệu đô la) cho năm tài khóa 2019 để hỗ trợ các công ty này thực hiện các cuộc khảo sát hiện trường và các hoạt động chuẩn bị cho đấu thầu. Chương trình đối tác công tư của Bộ Môi trường Nhật Bản cũng nhằm đào sâu mối quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á bằng cách cung cấp cho họ các công nghệ thân thiện với môi trường.
Tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại TP. Osaka vào cuối tháng này, Nhật Bản dự kiến quảng bá chương trình này. Thông qua chương trình, Nhật Bản sẽ nỗ lực đáp ứng nhu cầu quản lý rác thải của các nước Đông Nam Á, qua đó nhằm đào sâu mối quan hệ hữu nghị với các nước trong khu vực.
Ví như đối với nhiều đô thị ở Philippines, nơi các bãi rác thường xuyên phát cháy, bốc mùi hôi thối và gây ra các vấn đề xã hội khác, Nhật Bản sẽ cung cấp công nghệ quản lý rác thải để ngăn chặn sự phát thải của khí độc dioxin và các khí độc hại khác.
Cơ quan này đang hy vọng sẽ nhận được các đơn hàng xây dựng hệ thống quản lý rác thải từ các thành phố lớn của Philippines như Davao, Quezon và Cebu.
Theo Thế Giới Tiếp Thị Online, trong khi đó, Việt Nam, quốc gia đang đối mặt với nạn ô nhiễm nước ngầm, sẽ hợp tác với tập đoàn Hitachi Zosen để phát triển hệ thống cống ngầm hiện đại hơn bằng công nghệ xử lý nước thải của Nhật Bản. Hà Nội là nơi đầu tiên áp dụng công nghệ này.
Tại Indonesia, ô nhiễm môi trường biển đang là bài toán đau đầu cho chính quyền nơi đây. Bộ Tài nguyên môi trường Nhật hiện đang phối hợp Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để tiến hành khảo sát các khu vực ô nhiễm trọng yếu nhằm xây dựng đề án quản lý chất thải đô thị cho chính quyền Indonesia.
Phương Nhi (Tổng hợp)
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- máy giữ xe quẹt thẻ
- sim tứ quý tại Simdoanhnhan.vn