07:46 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Lo ngại về quyền riêng tư, một quốc gia cấm ChatGPT

Văn Nam | 15:40 02/04/2023

(THPL) - Ngày 31/3, Cơ quan Bảo vệ dữ liệu của Ý (hay còn gọi là Garante) ra lệnh cấm tạm thời ChatGPT của OpenAI với lý do chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh nay thu thập và lưu trữ trái phép dữ liệu cá nhân của người dùng Ý.

Cơ quan bảo vệ dữ liệu Italia cáo buộc ChatGPT được Tập đoàn Microsoft đầu tư đã không kiểm tra độ tuổi của những người dùng được cho là từ 13 tuổi trở lên. 

Chính quyền Italy cho biết họ đang mở một cuộc điều tra về vấn đề này. Ngoài cáo buộc OpenAI thiếu cơ sở pháp lý để thu thập dữ liệu trong việc đào tạo ChatGPT, Cơ quan Bảo vệ dữ liệu của Italy lưu ý rằng, đối tượng mà AI này đang thu thập dữ liệu thiếu rõ ràng.

Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Italy cho biết việc chatbot đưa ra các câu trả lời sai cho thấy dữ liệu không được xử lý đúng cách và cáo buộc công ty cha đẻ của AI đã để trẻ em tiếp xúc với “những câu trả lời không phù hợp”.

Cơ quan giám sát cũng đề cập đến một vụ vi phạm dữ liệu vào ngày 20/3, khi các cuộc trò chuyện của người dùng và thông tin thanh toán bị xâm phạm.

Theo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân của Italy, OpenAI có 20 ngày để phản hồi và có thể bị phạt 20 triệu euro hoặc lên tới 4% doanh thu hàng năm.

Thành công rực rỡ của ChatGPT đã mang lại cho OpenAI một hợp đồng trị giá hàng tỷ đô la với Microsoft, công ty sử dụng công nghệ này trong công cụ tìm kiếm Bing và các chương trình khác.

Thành công của ChatGPT cũng gây ra một cơn sốt chạy đua giữa các công ty công nghệ và nhà đầu tư mạo hiểm khác, khi Google vội vã công bố chatbot của riêng mình và các nhà đầu tư đổ tiền vào đủ loại dự án AI.

Kể từ khi được phát hành vào năm ngoái, ChatGPT đã gây ra một cơn sốt công nghệ, khiến nhiều đối thủ phải tung ra các sản phẩm tương tự và các công ty muốn tích hợp nó hoặc các công nghệ tương tự vào các ứng dụng và sản phẩm của họ.

Theo một nghiên cứu của UBS được công bố vào tháng trước, ước tính rằng ChatGPT đã đạt 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng vào tháng 1, chỉ hai tháng sau khi ra mắt, khiến nó trở thành ứng dụng tiêu dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử. 

Tuần này, cơ quan thực thi pháp luật Europol của Liên minh châu Âu đã cảnh báo về khả năng lạm dụng chatbot trong việc lừa đảo, thông tin sai lệch và tội phạm mạng, làm tăng thêm mối lo ngại từ các vấn đề pháp lý đến đạo đức.

Trong khi đó, tại Ấn Độ, Tòa án tối cao Punjab Haryana đã trở thành tòa án đầu tiên ở Ấn Độ sử dụng công nghệ ChatGPT để đưa ra quyết định về việc tại ngoại của một bị cáo, theo đó, tòa đã bác bỏ đơn yêu cầu tại ngoại.

Văn Nam

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu