Làng chiếu Định Yên – Miệt mài gìn giữ di sản quốc gia
(THPL) – Hàng trăm năm qua, bao thế hệ người làng Định Yên vẫn miệt mài bên khung dệt để tạo nên những chiếc chiếu mịn mạng, bền chắc, rực rỡ sắc màu. Họ đang cùng nhau gìn giữ nghề quý của cha ông, gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc, gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.
Tin liên quan
- THACO đồng hành cùng Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lần thứ I năm 2024
Giải thưởng Doanh nghiệp có sự tiến bộ vượt trội - hạng mục Báo cáo phát triển bền vững thuộc về OCB
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
PNJ nhận 2 giải thưởng uy tín dành cho doanh nghiệp niêm yết
» Bánh tẻ Phú Nhi: Vấn vương hương vị xứ Đoài
» Bánh phu thê Đình Bảng – Trăm năm trọn nghĩa vẹn tình
» Bánh đa Đô Lương - Mặn mòi hương vị miền Trung
Làng Định Yên (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) hiền hòa nép mình cạnh bờ sông Hậu mênh mang vốn nổi danh với nghề thủ công dệt chiếu. Những người bản địa cố cựu cũng không biết làng nghề có tự bao giờ.
Theo các nhà nghiên cứu thì cư dân làng chiếu Định Yên có gốc gác từ đồng bằng ven biển Bắc Bộ (Thái Bình, Nam Định). Khi vào phương Nam, lưu dân đã mang theo nghề dệt chiếu truyền thống. “Thiên thời, địa lợi”, nhờ đất đai màu mỡ, trù phú, những cách đồng lát mênh mông bao bọc khu vực đồng bằng sông Cứu Long là nguồn nguyên liệu lý tưởng để nghề dệt chiếu phát triển. Với đôi bàn tay khéo léo, sự cần, sáng tạo, chắt lọc những cái hay, cái đẹp, người dân Định Yên dần tạo nên thương hiệu “chiếu Định Yên” nức tiếng gần xa.
Từ những năm 1920, nghề dệt chiếu ở Định Yên phát triển phồn thịnh, nguyên liệu tại chỗ không đủ, phải mua thêm lác chẻ sẵn, phơi khô từ phía Sa Đéc và các nơi chở đến. Cho đến trước 1954, chiếu Định Yên nhờ chất lượng cao, giá cả vừa phải nên được nhiều ghe thương hồ chở bán khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lên đến Nam Vang (Campuchia).
Từ đầu làng đến cuối xóm, từ trong nhà ra ngoài ngõ, ngôi làng vùng sông nước đồng bằng sông Cứu Long luôn rực rỡ sắc màu xanh, đỏ, tím, vàng của những bó lác, những tấm chiếu phơi trong nắng... thật chẳng khác nào những thảm hoa. Còn nơi ghe thuyền neo đậu để cung cấp lác cho Định Yên giờ đây đã hình thành nên bến Lác, hàng ngày nhộn nhịp giao thương, mua bán tấp nập.
Để làm nên chiếc chiếu mềm mại, bền chắc, người thợ Định Yên phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Từ chọn sợi lát đều trắng đẹp, đều nhau, nhỏ và nhuyễn đến vuốt sợi cho sạch sẽ, nhuộm màu, căng sợi trân lên khung dệt, dệt chiếu...., tất cả đều được làm một cách cẩn thận với tất cả tình yêu, sự trân trọng nghề quý của cha ông.
Chỉ nói riêng khâu nhuộm màu sợi lát đã thể hiện sự cầu kỳ tỉ mỉ của nghề dệt chiếu Định Yên. Chỉ những người thợ có thâm niên mới có thể đảm nhiệm khâu này để đảm bảo cho ra đời sợi lát bóng đẹp, đều màu.
Những bó lát trắng sau khi lựa chọn kỹ càng sẽ đưa vào bể nhuộm lớn được đun sôi bằng lò trấu. Lò phải canh thật kỹ sao cho từ lúc nhúng lác, bó đầu đến bó cuối cùng phải giữ tiêu chuẩn nhiệt độ như nhau. Để cho ra sắc độ màu đậm hay nhạt, người thợ sẽ nhuộm 1 lần hoặc 2, 3 lần.
Tất cả những nguyên liệu tốt nhất đã sẵn sàng để người thợ bắt đầu miệt mài bên khung dệt thực hiện tác phẩm của mình bằng cả tâm huyết.
Cha truyền con nối, trải qua bao biến thiên của lịch sử, hiện tại xã Định Yên còn khoảng 700-800 hộ tham gia các hoạt động liên quan đến nghề dệt chiếu.
Giờ đây, hình ảnh người thợ miệt mài bên khung dệt thủ công đã dần thay thế bởi máy dệt công nghiệp, các cơ sở sản xuất tập trung hình thành, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Dệt chiếu máy cho sản lượng cao gấp 4-5 lần/ ngày so với dệt thủ công. Độ chắc, dày, bền đẹp cũng cao hơn. Từ đó, thu nhập của người thợ cũng tăng lên đáng kể.
Ông Nguyễn Ngọc Thanh, chủ cơ sở dệt chiếu Thanh Hùng cho biết: "Nhờ cơ giới hóa nên thu nhập của người dệt chiếu tăng lên đáng kể. Trung bình một người làm được 10 chiếc chiếu/ngày, thu nhập từ 130.000-150.000 đồng/ngày. Trước đây làm bằng thủ công 2 người chỉ làm 5-6 chiếc chiếu/ngày".
Tuy nhiên, sản phẩm chiếu dệt thủ công lại sở hữu những kỹ thuật mà sản phẩm dệt máy không thay thế được. Do đó, chiếu dệt truyền thống làm ra đến đâu vẫn tiêu thụ hết đến đó, là sản phẩm yêu thích của những người ưa sự độc đáo, khác biệt.
Qua bàn tay khéo léo, sự cần cù và tình yêu nghề truyền thống của cha ông, hàng năm các hộ dân nơi đây đã sản xuất ra hàng triệu sản phẩm chiếu có hoa văn rực rỡ, mịn màng và bền chắc, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Năm 2013, nghề dệt chiếu ở xã Định Yên, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Sự tồn tại và phát triển của nghề dệt chiếu Định Yên hôm nay là thành quả của việc biết gắn liền giữa bảo tồn di sản và đáp ứng nhu cầu cho cộng đồng. Người Định Yên tự hào khi sở hữu di sản văn hóa của địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung, vì vậy, hàng ngày bên khung dệt, họ miệt mài lưu truyền, phát huy nghề truyền thống của cha ông.
Thảo Nguyên
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt