Kết quả khảo cổ khai quật Thành Nhà Hồ
(THPL) - Tại Thanh Hóa, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ, Viện khảo cổ học tổ chức hội nghị thông báo kết quả bước đầu của việc khai quật khu vực bên trong và bên ngoài 4 cổng (Đông - Tây - Nam - Bắc) di sản Thành Nhà Hồ.
Tin liên quan
- Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
“Bỏ quên” đấu giá, Thung lũng hoa Hồ Tây kinh doanh trái phép gần 1 năm?
Thương hiệu là cam kết phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh"
Bộ Chính trị điều động, chỉ định tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
» Thanh Hóa: Triệu Sơn có tân Chủ tịch UBND huyện
» Thanh Hóa: Nhiều cơ sở kinh doanh karaoke hoạt động chui
» Đến năm 2045, Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu của cả nước
Thực hiện Quyết định số 2188/QĐ-BVHTTDL, ngày 12/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc khai quật khảo cổ khu vực bên trong và bên ngoài 4 cổng thành thuộc di sản Thành Nhà Hồ, Viện Khảo cổ học và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã tiến hành khai quật khảo cổ tại khu vực bên trong và bên ngoài của 4 cổng thành (Đông - Tây - Nam - Bắc).
Kết quả cuộc khai quật đã làm rõ kích thước ban đầu của các cổng thành tại di sản Thành Nhà Hồ. Các cửa cuốn này được xây bằng cách đắp đất thành hình vòm cửa, sau đó ghép những khối đá tảng hình thang dạng múi bưởi lên trên, sau khi ghép xong các phiến đá thì mới xử lý đất ra ngoài.
Theo đó cấu tạo 3 bức tường thành Đông, Nam, Tây tương tự nhau về kích thước và kỹ thuật ghép đá. Tiêu biểu nhất là tường thành phía Đông: dưới đáy là đá lót móng kích thước lớn; phía trên còn lại 4 đến 5 hàng đá kích thước lớn được làm nhẵn, hàng dưới to nhất lên cao nhỏ dần; phía trong là hệ thống đá và đất sét sỏi gia cố (phần thành đất gia cố phía trong).
Trong khi đá xếp thành ở tường và cổng Bắc có kích thước nhỏ hơn, mạch ghép lớn hơn, nhiều hàng đá hơn, các lớp đá ngoài không được làm nhẵn, các lớp đá trong không được ghè đẽo vuông vức. Điều này một phần do quá trình xử lý vật liệu và một phần do quá trình tu sửa nhiều lần trong giai đoạn sau. Con đường Hoàng Gia được làm rõ phần bó đá còn lại tại khu vực phía Nam và phần xuất lộ rõ trong nội thành.
Diện tích khai quật: 5.000 m2 . Trong đó: Vị trí cổng phía Bắc 2.000 m2, phía Nam 2.000 m2, phía Đông 500 m2, phía Tây 500 m2, trong thời gian từ ngày 15/9 đến 31/12/2022.
Với kết quả này, bước đầu nhận diện được diện mạo của mặt bằng Thành Nhà Hồ ở khu vực cổng và tường thành. Trong đó: trục trung tâm chính là dấu tích con đường Hoàng Gia nối từ cổng Nam lên khu vực chính điện.
Tổng thể mặt bằng kiến trúc Thành Nhà Hồ được phân bố thành nhiều lớp ngang dọc. Tất cả đều được đối xứng qua trục đường Hoàng Gia ở trung tâm.
Lần khai quật này cũng làm rõ phần bó đá còn lại tại khu vực phía nam con đường Hoàng Gia, kết nối với phần xuất lộ rõ trong nội thành; tiếp tục tìm thấy các vật liệu kiến trúc như gạch chữ nhật, trang trí lá đề thời Trần - Hồ, ngói phẳng, ngói cong lòng máng màu xám thời Lê; khá nhiều mảnh gốm men thời Trần-Hồ và thời Lê Sơ; một số cụm bi/đạn đá tại khu vực cổng Nam và cổng Bắc. Kết quả khai quật bước đầu cho biết diện mạo đích thực của mặt bằng Thành nhà Hồ ở khu vực cổng và tường thành.
Tại hội nghị, các nhà nghiên cứu khoa học, đại diện các sở, ngành liên quan đánh giá cao kết quả khai quật bước đầu khu vực bên trong và bên ngoài 4 cổng thành thuộc di sản Thành Nhà Hồ. Đồng thời kiến nghị Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ căn cứ vào các khuyến nghị của UNESCO, căn cứ vào cam kết của UBND tỉnh Thanh Hoá, Luật Di sản Văn hoá để xây dựng các kế hoạch nghiên cứu bảo tồn trong các năm tiếp theo trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Trước mắt cần xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo tồn cấp bách các di tích khảo cổ nhằm phát huy tốt nhất giá trị của Di sản thế giới Thành nhà Hồ.
Duy Duẩn
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt