14:30 ngày 24/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Hợp tác phát triển kinh doanh K-Cloud giữa Hàn Quốc và các nước Asean

15:46 17/11/2020

(THPL) - Hội nghị sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến từ 17/11/2020 đến 19/11/2020, có bốn nước Hàn Quốc, Indonesia, Singapore và Việt Nam cùng tham gia.

Chào mừng thành công và những chia sẻ từ Hội nghị Thượng đỉnh Asean + 3 (trong đó có Hàn Quốc) và Hội nghị Thượng đỉnh Mekong - Hàn Quốc lần 2 vừa qua; để tiếp nối các hoạt động có ý nghĩa nhằm thúc đẩy hợp tác giao thương và phát triển quan hệ 2 nước Việt - Hàn; Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA) đồng hành và phối hợp với Bộ Doanh nghiệp Vừa Nhỏ & Khởi nghiệp Hàn Quốc (Korea Ministry of SMEs & Startups), Quỹ Hợp tác các Doanh nghiệp Lớn - Vừa - Nhỏ Hàn Quốc (KOFCA), Hiệp hội Công nghiệp phần mềm Hàn Quốc (KOSA) và Naver Cloud Platform tổ chức "Hội nghị hợp tác phát triển kinh doanh K-Cloud giữa Hàn Quốc và Asean" - "K-Cloud Scale-up Summit 2020".

Hội nghị sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến từ 17/11/2020 đến 19/11/2020, có bốn nước Hàn Quốc, Indonesia, Singapore và Việt Nam cùng tham gia. Đặc biệt riêng tại Hà Nội có sự kiện Hội nghị offline tại khách sạn Movenpick vào ngày 17/11/2020 và buổi B2B (Business to Business) vào buổi chiều cùng ngày theo hình thức trực tuyến với 18 tổ chức, công ty chuyên về điện toán đám mây, ứng dụng số và chuyển đổi số của Hàn Quốc.

Hội nghị sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến từ 17/11/2020 đến 19/11/2020, và có bốn nước Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Việt Nam cùng tham gia. 

Ngay trong sáng 17/11/2020 thì Hội nghị thượng đỉnh K-Cloud đã có 4 bài phát biểu Keynote từ 4 quốc gia và chia sẻ về phương hướng hợp tác, kết nối giao thương kinh doanh cho các công ty SaaS (phần mềm dạng dịch vụ) trong khu vực. Các đại biểu của hội nghị có thể tham gia trực tiếp vào các bài phát biểu quan trọng của các dự án đổi mới đang được thực hiện trên toàn cầu với trọng tâm khác biệt là ngành SaaS, và từ đó phát triển và hỗ trợ chuyển đổi số cho phù hợp với việc liên kết khôi phục và phát triển kinh tế cho thời gian này và cả sau hậu đại dịch Covid 19. Và các phiên đột phá cho cuộc họp kinh doanh 1: 1 trực tuyến, đồng thời sàn triển lãm ảo và ngoại tuyến sẽ cho phép các tổ chức, công ty giới thiệu các sản phẩm cụ thể của họ cho những người tham dự đã đăng ký, tìm ra phương thức kết nối giao thương phù hợp và đưa ra những tiềm năng hợp tác trong thời gian tới.

Ông Trần Hải Linh - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc – Chủ tịch VKBIA Group cho biết: “Trong 5 – 10 năm tới là giai đoạn rất quan trọng của quá trình chuyển đổi số, ứng dụng số và kinh tế số; và chỉ trong 2 - 3 năm tới đây thôi thì sẽ tiếp tục có những đột phá sâu rộng về quy mô và tốc độ của về ứng dụng chuyển đổi số trong xu thế toàn cầu hóa, đi với đó là sự phát triển của các quốc gia có chính sách tương ứng, tương quan sức mạnh và quan hệ các quốc gia trên nền tảng công nghệ số. Trong đó khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ trở thành yếu tố đầu vào quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại, và cũng là chìa khóa quyết định tốc độ và chất lượng phát triển của các quốc gia trong thời gian tới. Tuy nhiên tôi được biết là Việt Nam hiện dự kiến thiếu ít nhất 400.000 nhân sự cho chuyển đổi số, các chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, nền tảng cơ sở hạ tầng như điện toán đám mây.. còn chưa phát triển kịp.

Hàn Quốc là nơi hiện đứng đầu thế giới về chính phủ số và là 1 trong những quốc gia có chương trình chuyển đổi số phát triển Top đầu thế giới trong thời gian qua. Nếu chúng ta biết cách phối hợp, liên kết tốt và thực sự hiệu quả, Việt Nam hoàn toàn chủ động và có cơ hội tận dụng cuộc Cách mạng 4.0 để bứt phá và phát triển từ một quốc gia có thu nhập trung bình trở thành một quốc gia có thu nhập cao, bằng cách chuyển đổi mô hình tăng trưởng: từ tăng trưởng dựa trên năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) sang tăng trưởng dựa vào tri thức. Theo đó, Việt Nam nên coi chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một giải pháp quan trọng để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn”.

Ngân An

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu