Hà Tĩnh: Chính quyền bất lực trước những cơ sở băm gỗ dăm trái phép
(THPL) - Hiện nay trên địa bàn Hà Tĩnh có rất nhiều xưởng cơ sở chế biến gỗ băm dăm hoạt động rầm rộ “chui” khiến người dân vô cùng bức xúc. Những nhà máy này hoạt động dưới vỏ bọc là cơ sở thu mua, chế biến lâm sản, cưa xẻ gỗ nhưng thực tế là sản xuất dăm gỗ.
Tin liên quan
- Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
Nhiều cơ sở băm dăm trái phép
Đi trên đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) là bắt gặp rất nhiều xe tải chở gỗ keo, xe đầu kéo chở gỗ dăm. Theo một chiếc xe tải chở gỗ keo, chúng tôi đi vào sâu địa phận xã Hương Bình (Hương Khê) thì phát hiện một xưởng sản xuất gỗ băm dăm. Xưởng này được dựng lên rất sơ sài. Hàng rào xưởng được dựng lên bằng lưới che nắng. Đi vào trong xưởng là những dãy “núi” vỏ cây án ngự. Tuy nhiên, phía sau là dây chuyền băm gỗ dăm, tiếng máy kêu inh ỏi...
Một người dân Hương Bình sống gần cơ sở này cho hay, trước đây cở sở băm dăm này thu mua vỏ cây keo, gỗ tạp về xay làm viên nen. Nhưng thực tế đây chỉ là vỏ bọc để hoạt động thu mua gỗ keo về để hoạt động băm dăm trái phép, việc này chính quyền xã, huyện đều biết…Ông Đặng Quốc Bảo, Chủ tịch UBND xã Hương Bình cho hay, xưởng gỗ băm trên được xây dựng và hoạt động trên đất chưa được quy hoạch. Quá trình kiểm tra thì xưởng này cũng chưa đảm bảo về môi trường, phòng cháy chữa cháy. “Về xưởng gỗ băm dăm hoạt động trái phép trên đã bàn, xã đã biết và yêu cầu đình chỉ hoạt động, bổ sung đầy đủ các hồ sơ thủ tục. Sau đó, xã đã báo cáo lên huyện và huyện cũng tổ chức kiểm tra…”, ông Bảo nói.
Ngay bên đường mòn Hồ Chí Minh thuộc xóm 5, xã Hương Long (huyện Hương Khê) cũng “mọc” lên một xưởng gỗ băm dăm. Qua tìm hiểu, xưởng gỗ băm này hoạt động trá hình dưới vỏ bọc là cơ sở thu mua keo tràm. Tuy nhiên, khi đi vào bên trong, hoạt động sản xuất gỗ băm rất rầm rộ. Người dân địa phương, cho hay cơ sở sản xuất gỗ băm dăm này là của một người đàn ông tên Đại, hoạt động từ nhiều năm nay.
Việc một nhà máy gỗ băm không có giấy phép hoạt động trong khu dân cư khiến những người sinh sống xung quanh rất lo sợ vì ảnh hưởng đến môi trường rất nghiêm trọng. Có người dân lo lắng, tình trạng xe tải chở keo chạy qua lại để vào cơ sở chế biến gỗ băm có hôm làm ùn tắc đường. Đa số những xe này xếp cây keo cao quá thùng, đe doạ an toàn giao thông trên những đoạn đường nó đi qua.
Theo ông Trương Quang Thuỵ - Chủ tịch UBND xã Hương Long, người dân phản ánh về cơ sở sản xuất gỗ băm dăm hoạt động trái phép trên địa bàn là có thật. Tiếp nhận thông tin, chính quyền xã đã lập đoàn kiểm tra và gửi thông báo cho chủ cơ sở để sắp xếp thời gian làm việc…
Tương tự ở xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cũng có một cơ sở chế biến gỗ băm dăm không phép, hoạt động rất rầm rộ. Tìm đến “đại bản doanh” cơ sở này chúng tôi thấy rất nhiều nhiều xe đầu kéo vào ra “ăn hàng”.
Mặc dù cơ sở này chưa có bảng tên công ty nhưng tường rào được xây dựng kiên cố. Mỗi lần có xe chở hàng vào ra, bảo vệ mở cổng. Phía trong là công xưởng chế biến gỗ băm dăm rất quy mô. Như sân bãi tập kết gỗ keo, thành phẩm gỗ băm rất rộng, ngoài ra còn có các xưởng cưa, xẻ gỗ đến dây chuyền băm gỗ…
Rất nhiều người dân nói rằng, từ khi cơ sở này hoạt động đã gây ra tình trạng ô nhiễm từ dăm gỗ đến tiếng ồn do máy xay dăm. Bên cạnh đó xe đầu kéo cỡ lớn, thùng xe quá khổ qua lại, ra vào thường xuyên nên mỗi lần đi qua đó rất nguy hiểm.
Ông Nguyễn Quốc Quân – Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn thừa nhận, cơ sở gỗ băm dăm hoạt động trên địa bàn chưa được tỉnh cấp phép, đất chưa được chuyển đổi quy hoạch.
Theo ông Quân, xưởng gỗ băm này hoạt động “núp bóng” một nhà máy gạch cũ hoạt động trên địa bàn chứ tên chính thức chưa có. “Ban đầu họ nói xin để làm thử nhưng tôi trả lời không được. Tuy nhiên, họ vẫn làm “chui” nên chúng tôi đã làm báo cáo gửi lên huyện rồi”, ông Quân nói.
Có phải huyện buông lõng quản lý?
Theo Nguyễn Xuân Quyền, Trưởng phòng tài nguyên và môi trường huyện Hương Khê, những xưởng băm dăm hoạt động trái phép hiện nay huyện đã nắm rõ. Ngoài những xưởng băm tự phát ở trong khu dân cư thì có xưởng nằm trong cụm khu công nghiệp của huyện cũng chưa có giấy phép đã được sở ban ngành kiểm tra…
Trao đổi với PV, ông Ngô Xuân Ninh – Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết, huyện đang cho người rà soát lại để lên phương án xử lý những xưởng băm dăm không phép. Tất nhiên là xử lý theo hướng không được làm ảnh hưởng môi trường và an toàn giao thông.
"Còn việc dẹp bỏ thì chưa dẹp được bởi vì trên địa bàn huyện chưa có nhà máy chế biến gỗ. Trong khi đó, địa bàn Hương Khê là vùng nguyên liệu keo, toàn huyện có 28.000ha rừng trồng. Đến mùa họ thu hoạch, dân phải có chỗ thuận tiện bán chứ không thể để họ vận chuyển đi xa bán được”, ông Ninh lý giải.
Theo ông Ninh, toàn huyện Hương Khê có khoảng 65 điểm hoạt động về lĩnh vực gỗ keo bao gồm: thu mua, cân, bóc và băm. Tất cả những điểm trên đều là tự phát. Huyện đang rà soát lại để xử lý, cái nào không đảm bảo môi trường và an toàn giao thông thì dẹp. Cái nào đảm bảo được thì tạm thời cho hoạt động một thời gian, sau khi có nhà máy sẽ dẹp bỏ hẳn.
"Hiện chúng tôi đang kêu gọi xây dựng nhà máy gỗ băm nhưng do vướng về địa điểm xây dựng. Trong thời gian chưa có nhà máy tạm thời phải để những xưởng băm dăm hoạt động tạm thời nhưng phải đảm an toàn môi trường và giao thông. Khi có nhà máy rồi thì sẽ dẹp bỏ tình trạng xưởng gỗ băm tự phát” – ông Ninh cho biết thêm.
Trả lời về xưởng băm dăm không phép hoạt động ở xã Ngọc Sơn, ông Nguyễn Anh Tùng – Trưởng phòng tài nguyên và môi trường huyện Thạch Hà cho rằng, về cơ sở chế biến gỗ dăm là do cá nhân họ làm. Phòng đang kiểm tra nhưng đó là đất của cá nhân chứ không phải doanh nghiệp. Về hoạt động mua gỗ, bóc vỏ trên địa bàn để tiêu thụ nông sản phẩm thì cũng thường xuyên và có nhiều vị trí chứ không chỉ mỗi xưởng gỗ băm ở xã Ngọc Sơn đâu?
Ông Nguyễn Văn Khoa – Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà nói rằng đã nắm rõ cơ sở băm dăm không phép ở xã Ngọc Sơn. “Lúc trước chúng tôi đã tiến hành kiểm tra, phạt và bắt đóng cửa rồi. Tôi sẽ cho rà soát lại để xử lý…”.
Hoàng Dung – Trần Dũng
Tin khác
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
(THPL) - Rạng sáng ngày 23/11, đội tuyển Bóng đá Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc để bắt đầu chuyến tập huấn nhằm chuẩn bị cho AFF...23/11/2024 19:01:33Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Bàn Ghế Trường Kỷ Đẹp Đẳng Cấp
- 9999+ mẫu sàn nhựa Chỉ có tại SANTOT
- https://kesgroup.vn