06:01 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Giá tiêu và cà phê ngày 21/9 đồng loạt đi ngang

Mai Chi tổng hợp | 09:16 21/09/2020

(THPL) - Giá tiêu hôm nay 21/9 ở Tây Nguyên và miền Nam dao động từ 47.500 - 50.000 đồng/kg. Giá cà phê biến động nhẹ, được thu mua trong khoảng 31.800 - 32.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 21/9 đi ngang, có xu hướng tăng

Theo ghi nhận trên thị trường giá nông sản trong nước, giá tiêu đầu giờ sáng hôm nay 21/9 đang đi ngang.

Giá tiêu hôm nay 21/9 dao động từ 47.500 - 50.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay hiện được thu mua với mức 49.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại tỉnh Gia Lai thu mua ở mức 47.500 đồng/kg.

Tại Đồng Nai, giá tiêu ở mức 47.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại tỉnh Bình Phước được thu mua với mức 49.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay vẫn được thu mua 50.000 đồng/kg. Tiếp tục giữ vững ngôi vị là địa phương có giá cao nhất toàn miền, báo Thương hiệu và Công luận đưa tin.

Như vậy trong tuần qua, giá tiêu đang có xu hướng tăng trở lại từ 500 đồng/kg so tại Bình Phước và Đồng Nai. Riêng các vùng trọng điểm còn lại, giá tiêu vẫn không đổi.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ chốt ở mức 34.625 rupee/tạ, tăng 125 rupee/tạ, (0,36); giá giao tháng 8/2020 tăng 150 rupee/tạ (0,43%), ở mức 35.250 rupee/tạ.

Những ngày gần đây giá tiêu đang nâng cao liên tiếp và trong ngắn hạn, thời kì tới giá tiêu sẽ tiếp tục xu hướng tăng. không riêng gì giá tiêu nguyên liệu ở Việt Nam tăng mà giá tiêu ở các nước Ấn Độ, Brazil cũng đang nâng cao nhẹ, dù nguồn cung hạt tiêu trên toàn cầu vẫn ở mức cao.

Các chuyên gia nhận định, do hiện tại mặt hàng cà phê không tăng giá như mong muốn, giá tiêu lại đang ở mức thấp hơn nhiều so với mọi năm nên các doanh nhân, người đầu cơ đã chuyển sang buôn hồ tiêu, nhu cầu qua đó tăng cao hơn và góp phần thúc đẩy giá đi lên.

Giá cà phê hôm nay 21/9 đi ngang, biến động nhẹ tại một số địa phương

Tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 31.800 đồng/kg. Tại huyện Lâm Há (Lâm Đồng), Bảo Lộc (Lâm Đồng), giá cà phê cùng ở mức 31.900 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 21/9 dao động trong khoảng 31.800 - 32.500 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) ở mức 32.500 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 32.300 - 32.400 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 32.200 đồng/kg (Gia Nghĩa), 32.100 đồng/kg (Đắk R'lấp), tăng 100 đồng/kg so với hôm qua.

Tại tỉnh Gia Lai giá cà phê hôm nay ở mức 32.100 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 32.200 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 31.900 đồng/kg.

Theo ghi nhận, thị trường trong nước cả cung và cầu hiện nay đều rất thấp, các thương lái có tâm lý chờ đợi đến vụ thu hoạch mới (sắp đến), giữa bối cảnh lượng cà phê người trồng đang tích trữ còn rất ít.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2,5% đen vỡ, đứng ở 1.482 USD/tấn, FOB - HCM, với mức chênh lệch cộng 90 - 110 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 1 tại London.

Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta tại London trong phiên giao dịch gần nhất giảm 31 USD/tấn (2,24%) giao tháng 11/2020 giao dịch ở mức 1.356 USD/tấn, giao tháng 1/2021 giảm 29 USD ở mức 1.472. Trong khi đó tại sàn New York ở Mỹ, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2020 giảm phiên thứ 5 liên tiếp, cụ thể giảm 4,35 cent/lb (3,64%) giao dịch ở mức 115,3 cent/lb, giao tháng 3/2021 giảm 4,35 cent/lb (3,59%) xuống mức 116,7 cent/lb.

Theo báo Kinh tế và Độ thị, Việt Nam đã chính thức xuất khẩu cà phê sang thị trường EU theo Hiệp định EVFTA. Theo Hiệp định EVFTA, toàn bộ các sản phẩm bao gồm cà phê chưa rang, đã rang, các loại cà phê chế biến đều được xóa bỏ thuế về 0%. EU cũng cam kết bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho cà phê Việt Nam. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam tại thị trường EU.

Mai Chi tổng hợp

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu