Du lịch Việt Nam trấn tĩnh nhìn lại
(THPL) - Corona sẽ khiến ngành du lịch Việt Nam thâm hụt khoảng 2,3 tỷ USD doanh thu từ khách quốc tế trong quý I năm 2020, và nếu dịch kéo dài đến hết quý II con số này sẽ xấp xỉ 5 tỷ USD, đó là dự báo đáng buồn từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thực tế thì đây cũng là tình trạng du lịch của hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Tuy nhiên, có lẽ cũng nên nhìn vào một vài điểm sáng rất đặc trưng Việt Nam
Tin liên quan
- Từ ngày 15/9 bảng lương sẽ thay đổi như thế nào?
Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, tập đoàn T&T Group được vinh danh
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất tăng mạnh, kỳ vọng xuất khẩu lập kỷ lục mới
Chủ tịch nước Tô Lâm dâng hương tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Pác Bó
Khám phá bí mật thành công của làng nghề làm hương thôn Cao
» Nhiều chuyến tàu du lịch tiếp tục dừng vì dịch nCoV
» Việt Nam lọt top 20 quốc gia phát triển du lịch nhanh nhất thế giới
» Dịch nCoV khiến ngành du lịch thiệt hại gần 8 tỷ USD
Người Việt Nam có tinh thần đoàn kết rất mạnh, đắc biệt là khi đối diện với những, xâm lấn, xâm lược có tính chất nguy hiểm cao đối với dân tộc, lúc đó bản chất tương thân tương ái, sẻ chia trong mối người dân Việt sẽ tự giác được nhân lên, những thiểu số cơ hội trục lợi, kỳ thị, xa lánh người đang hoạn nạn, hoặc loan tin dịch bệnh không chính xác đều bị đa số cộng đồng phản đối, ai cũng có thể kiểm chứng được thực tế đó nếu chịu khó quan sát hoạt động trên mạng xã hội… Cũng từ đó, người dân tự giác hình thành những thói quen mới, như ứng xử văn minh, bớt ồn ào, nhậu nhẹt, ăn uống vệ sinh hơn, bắt đầu có cảm giác e sợ trước những món độc, lạ, dị hợm… có xuất phát từ động vật hoang dã. Khi cảm cúm, hắt hơi thì chủ động sử dụng khẩu trang, nặng hơn nữa thì tự cách li với cộng đồng… nếu những ứng xử văn minh nêu trên được tiếp tục, gìn giữ và phát triển ngay cả khi đã hết dịch thì bức tranh chung về xã hội và văn hóa Việt Nam sẽ trở nên lành mạnh hơn trước rất nhiều, tất cả những yếu tố đó chính là nền tảng cơ bản để phát triển ngành du lịch văn minh hiện đại.
Trong một chừng mực nào đó, đóng góp đa dạng, thiết thực của ngành DLVN đối với dân sinh, văn hóa và kinh tế của quốc gia sẽ được Chính phủ thấy rõ hơn, nếu du lịch bị ảnh hưởng, nền kinh tế chung cũng bị ảnh hưởng. Hi vọng, qua biến cố dịch bệnh này, cách đối xử với ngành du lịch trong chính sách vĩ mô của quốc gia cũng sẽ được cải thiện hơn, thay vì những khẩu hiệu suông là nhiều chính sách phù hợp, hướng tới ưu tiên phát triển môi sinh, môi trường bền vững, bởi định hướng tất yếu của mọi ngành du lịch không bao giờ có thể thiếu yêu cầu xanh, sạch, đẹp.
Trong trường hợp xấu nhất, nếu dịch bệnh vẫn không ngừng tăng lên, Chính phủ buộc phải công bố nhiều vùng bị dịch, virus lan tràn, số lượng các ca nhiễm bệnh trong nhiều cộng đồng, chắc chắn Chính Phủ sẽ kiên quyết đóng cửa toàn bộ du lịch. Tuy nhiên, may mắn là hiện tại chưa đến mức như vậy. Qua các nguồn thông tin từ báo chính thống, Việt Nam vẫn đang kiểm soát được dịch với chỉ một ít vùng bị dịch và một ít ca nhiễm. Ngành DLVN có thêm những kinh nghiệm mới, có lẽ chưa từng trải qua trong suốt nhiều năm hoạt động, ví dụ như phải thiết lập chặt chẽ, mở rộng hơn nữa những liên kết với ngành an ninh, y tế trong công tác, theo dõi, giám sát bảo vệ sức khỏe khách du lịch và cộng đồng bằng các hành động cụ thể, kiên quyết trong phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cho khách hàng ở mức cao nhất, như thay đổi lịch trình tham quan ở vùng có dịch, hạn chế một số hình thức du lịch, điểm du lịch trong không gian hẹp, dễ lây lan dịch bệnh. Kiểm tra kỹ càng điều kiện ăn ở của khách du lịch, an toàn, vệ sinh…
Có thể thấy rằng, dù ở sát cạnh Trung Quốc nơi phát sinh nguồn dịch, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia dập dịch nhanh nhất trên thế giới, đó chính là một điểm sáng đối với ngành y tế của quốc gia, và cũng là điểm cộng may mắn khá giá trị đối với ngành du lịch Việt Nam trên bản đồ thế giới. Ngoài giải pháp thoát hiểm bằng kích thích du lịch thị trường nội địa, những thị trường xa như châu Âu và Úc… có lẽ cũng là một gợi ý có nhiều cơ hội khả thi.
Trên thực tế, không ai dự đoán được điều xấu nhất của dịch bệnh trong thời gian tiếp theo, rủi ro mang tên virus corona đúng là hiện thực đen đủi đổ ập lên nhiều ngành nghề, trong đó DLVN là một trong những nạn nhân chịu thiệt hại khá nặng, tuy nhiên, theo ý kiến nhiều chuyên gia ngành du lịch, nếu suy nghĩ một cách tích cực thì đây cũng là một cơ hội để DLVN có thời gian trấn tĩnh nhìn lại, tìm phương hướng tái cầu trúc thị trường, cũng như học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, hòa nhập, tương thích sâu rộng vào sự phát triền của du lịch thế giới.
Quốc Cường
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt