14:03 ngày 28/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Doanh nghiệp ngành gỗ tìm giải pháp hướng đến mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD

16:31 26/06/2023

(THPL) - Để đạt mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD trong năm 2023, doanh nghiệp ngành gỗ cần phải nâng cấp, tìm ra những máy móc thay thế nhiều công đoạn trong sản xuất để tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm đồ gỗ.

Hiện Việt Nam có khoảng hơn 5.400 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến đồ gỗ. Các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt tại thị trường của hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Con số ấn tượng trên giúp Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á và thứ nhất Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ, chiếm 6% thị phần sản phẩm gỗ toàn cầu và còn nhiều dư địa để phát triển.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, 5 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước đạt 4,96 tỷ USD, giảm tới 29,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,374 tỷ USD, giảm 34,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lạm phát tại nhiều nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, châu Âu vẫn đang đứng ở mức cao, chi tiêu các nhân bị thắt chặt, thị trường bất động sản trầm lắng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sức tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ toàn cầu trong năm 2023. Cạnh đó, vấn đề năng lực cạnh tranh, câu chuyện về đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu của thị trường và khách hàng cũng đang là những thách thức đặt ra cho ngành hàng này.

Doanh nghiệp ngành gỗ tìm giải pháp hướng đến mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD. Ảnh minh hoạ

Liên quan đến ngành gỗ, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, kiêm Tổng giám đốc VIFOREST FAIR, cho biết Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022.

Trong đó, đề ra mục tiêu đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế; phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ…

Để thực hiện mục tiêu xuất khẩu đồ gỗ đạt mức 20 tỷ USD đến năm 2025, ông Lập cho rằng cần sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chủ quản, hiệp hội ngành hàng, đặc biệt là sự quyết tâm, đoàn kết, đồng lòng của doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và lâm sản đẩy mạnh đầu tư liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết trong nửa đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2022. Ngành gỗ Việt Nam đang gặp những bất lợi như đơn hàng ít, công nhân giảm giờ làm, chi phí nhân công cao, trình độ công nghệ - kỹ thuật còn thấp. Đồng thời, dòng tiền doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn trong khi các khoản nợ ngân hàng đã đến hạn.

Để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp cần phải nâng cấp, tìm ra những máy móc thay thế nhiều công đoạn trong sản xuất để tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm đồ gỗ.

Tú Chi (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu