Cơm tấm Kiều Giang: "Chờ được vạ thì má đã sưng"
(THPL) - Cơm tấm Kiều Giang bị ảnh hưởng, suy giảm doanh thu bởi những thông tin mới chỉ là “ban đầu”. Vậy ai chịu trách nhiệm về thông tin chưa chính xác này?
Tin liên quan
- Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam hàng chục đối tượng hoạt động “tín dụng đen”
Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
"Chờ được vạ thì má đá sưng”
Ngày 22/8 vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành về VSATTP ở TP.HCM kiểm tra quán Cơm tấm Kiều Giang (Q. 2) đã lập biên bản với 3 nội dung:
- Khu vực nhà bếp, sàn nhà có gạch vỡ, có côn trùng, cụ thể là ruồi trong khu vực chế biến.
- 5 nhân viên tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không mang khẩu trang.
- Sử dụng chất phụ gia không nhãn mác…, không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ.
Kết luận trên nằm trong mục “Những mặt còn tồn tại”, trong khi kiểm tra 29 danh mục thì 25 mục cơm tấm Kiều Giang đều đạt.
Thế nhưng, Đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP của TP lại có thêm báo chí đi cùng, nên ngay lập tức “những mặt còn tồn tại” ghi trong biên bản được tung lên trên một số tờ báo, với tít bài thật giật gân: “Cơm tấm Kiều Giang sử dụng nguyên liệu lạ hay hoá chất lạ?”. Kinh hoàng hơn là “nhiều loại thịt bốc mùi”… khiến cả chuỗi cơm tấm Kiều Giang lao đao, khách vắng…”
Chỉ một ngày sau, Cơm tấm Kiều Giang đã cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ chất phụ gia mà báo chí vội kết luận là “hoá chất lạ”, “nguyên liệu lạ”.
Sáng ngày 29/8, Đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP ký quyết định phạt quán Cơm tấm Kiều Giang 2 lỗi: “Có côn trùng trong khu chế biến, nền gạch sàn nhà bếp bị vỡ, bong tróc. 5 nhân viên không mang khẩu trang”.
“Cơm tấm Kiều Giang” được minh oan sau một tuần người tiêu dùng bị ám ảnh với những dòng chữ “hoá chất lạ, nguyên liệu lạ” mà báo chí gắn cho.
Quả thật, các cụ xưa nói chẳng sai “chờ được vạ thì má đã sưng”.
“Chưa kịp cung cấp hồ sơ vì chủ doanh nghiệp đang ở Mỹ”
Theo Nghị định của Chính phủ thì doanh nghiệp có 3 ngày để bổ sung giấy tờ chứng minh nguồn gốc lô hàng bị kiểm tra. Đại diện của quán cơm Kiều Giang trình bày với đoàn lý do chưa cung cấp được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của 1.029 kg (39 cây đường và phụ gia) vì chủ quán đang ở Mỹ.
Quy định của Chính phủ rõ như thế, người đại diện của quán làm việc với đoàn cũng nói rõ lý do, nhưng thật tiếc, thay vì trong biên bản, đoàn kiểm tra nên ghi là “Chưa cũng cấp giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ” thay vì “không có nguồn gốc, xuất xứ..”.
Chữ “chưa” và “không” trong trường hợp này nó khác nhau một trời một vực. Không hiểu vì sao, Đoàn kiểm tra là người nắm rõ quy định của Chính phủ mà vẫn sử dụng từ “không” trong biên bản.
Lại có báo chí đi cùng, mắt thấy, tai nghe… cho ngay lên báo.
Giờ, Cơm tấm Kiều Giang bị ảnh hưởng, suy giảm doanh thu bởi những thông tin mới chỉ là “ban đầu”.
Vậy ai chịu trách nhiệm về thông tin chưa chính xác này?
Đoàn kiểm tra liên ngành hay báo chí?
Đoàn kiểm tra lại biện minh rằng “có cung cấp thông tin cho báo chí đâu”. Còn báo chí lại “có bịa đâu, biên bản viết thế nào, đưa nguyên văn như thế”.
Và chỉ chuỗi quán cơm tấm Kiều Giang là lãnh đủ. Kêu ai bây giờ?
Chẳng lẽ kiện. Chắc điều này, doanh nghiệp cũng ngại “đụng chạm” và chọn sự im lặng mà thôi.
Vậy cần lắm chữ “Tâm” trong từng con chữ. Một chữ thôi cũng đủ thành quả “bom tấn”, đẩy doanh nghiệp đến bờ vực…lao đao.
Người có quyền lại… mù mờ luật
Hẳn chúng ta còn nhớ, vào cuối tháng 4/2016, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra và tạm giữ hơn 2 tấn xúc xích của Vietfoods của Côngty TNHH Thương mại Hồng Anh, vì trong sản phẩm nghi có chứa chất tạo màu gây ung thư.
Thông tin này lập tức xuất hiện dày đặc trên truyền thông. Cuối cùng thì Cục ATTP (Bộ Y tế) kết luận là chất đó trong ngưỡng an toàn.
Theo ông Lê Văn Giang - Cục phó Cục ATTP: ‘Trong vụ việc này, phía quản lý thị trường đã không đọc kỹ các văn bản quy định của pháp luật nên hiểu sai vấn đề…”.
Ông Giang nhấn mạnh: “Sự việc như thế này không phải là lần đầu tiên xảy ra từ quản lý thị trường. Chúng tôi đã nhắc nhở nhiều, nhưng cán bộ QLTT, người thì hiểu, người thì chưa rõ. Việc xử lý vội vàng từ phía QLTT đối với doanh nghiệp là hết sức nguy hiểm”.
Dù cơ quan chức năng đã “thanh minh, thanh nga” cho doanh nghiệp, nhưng sau những vụ như thế, thương hiệu của nhà sản xuất có thể sẽ mất đi…”.
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt