Cơ hội cho doanh nghiệp Việt tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu
(THPL) - Cùng với sự dịch chuyển chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia về Việt Nam, thì rất nhiều ông lớn trong ngành sản xuất, dịch vụ như Samsung, Panasonic, LG, Bosch, Marsk… đang tiếp tục tìm kiếm nhà cung cấp thiết bị phụ trợ tại Việt Nam.
Tin liên quan
Việt Nam cần đa dạng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc
Toyota Việt Nam có Tổng Giám đốc mới
Ngắm những tác phẩm từ gốc tre được nghệ nhân "biến hình" tại làng mộc hơn 400 năm tuổi
Gần 9.000 doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu 'kêu cứu' tới Thủ tướng
Gần 44 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong tháng 1/2023
» ASEAN - Thị trường xuất khẩu cá tra tiềm năng của doanh nghiệp Việt
» Doanh nghiệp Việt cần chú trọng xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc
» Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng và chanh leo sang Trung Quốc
Đơn cử như, mới đây Samsung Việt Nam tiếp tục phối hợp với Bộ Công thương khởi động dự án hợp tác phát triển nhà máy thông minh đợt 2 năm 2022 cho 12 doanh nghiệp tại TP.HCM, Đồng Nai, Long An, Bình Dương. Hoạt động này nằm trong khung khổ Dự án Hợp tác phát triển nhà máy thông minh, được Samsung phối hợp với Bộ Công thương thực hiện, với mục tiêu đào tạo 100 chuyên gia Việt Nam và hỗ trợ tư vấn, cải tiến 50 doanh nghiệp áp dụng nhà máy thông minh trong 2 năm 2022 - 2023.
Theo đánh giá của Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương hiện Việt Nam mặc dù chưa có doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt mang tính lan tỏa trong ngành công nghiệp. Tuy vậy, đến nay khoảng 30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.
Cụ thể, trong ngành dệt may da giày: 64% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cung cấp cho thị trường trong nước (trong đó 3% cung cấp cho doanh nghiệp FDI), 9% xuất khẩu và 27% cung cấp cho cả hai thị trường; trong ngành cao su, nhựa, hoá chất, số doanh nghiệp cung cấp cho thị trường trong nước chiếm 52%, và hoàn toàn cho xuất khẩu là 4%, 44% còn lại cung cấp cho cả hai thị trường; điện tử có 44% doanh nghiệp cung cấp cho thị trường trong nước (trong đó 22% cung cấp hoàn toàn cho FDI), 16% cung cấp cho thị trường xuất khẩu và 40% số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của ngành cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Với ngành cơ khí, ô tô: 83% doanh nghiệp hoàn toàn cung cấp cho thị trường nội địa, chỉ có 3% doanh nghiệp có doanh thu hoàn toàn từ xuất khẩu và 14% doanh nghiệp có doanh thu từ cả hai thị trường.

Về phía các doanh nghiệp FDI cũng đã có những thay đổi tích cực trong sử dụng nhà cung cấp khi chú ý hơn tới nguồn cung cấp từ các doanh nghiệp Việt. Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, năm 2020, tỷ lệ doanh nghiệp FDI mua nguyên liệu đầu vào từ các doanh nghiệp tại nước xuất xứ đã giảm dần từ 58,7% năm 2016 xuống 41,4% năm 2020. Cùng với đó, doanh nghiệp FDI cũng đang giảm dần sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp từ nước thứ ba hơn so với 5 năm trước. Chỉ 26,8% doanh nghiệp FDI cho biết đã sử dụng nhà cung cấp bên thứ ba trong năm 2020, so với 39% năm 2016. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp FDI đang chuyển hướng sang sử dụng nhà cung cấp Việt Nam.
Xu thế hiện nay cho thấy, ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn của thế giới chọn Việt Nam là điểm đến. Đó là lý do vì sao, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2016 - 2020, với tốc độ bình quân 23,8%/năm. Chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2022, con số ước tính đã lên tới gần 90 tỷ USD, chiếm hơn 32% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
“Nhưng phần lớn sự đóng góp này thuộc về các doanh nghiệp FDI. Điều quan trọng là phải làm sao để ngày càng có nhiều hơn nữa doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp này. Như vậy mới tối đa hóa được lợi ích của dòng vốn FDI”, đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) cho biết.
Liên quan đến chuỗi cung ứng, ông Paul Weijers, Cố vấn cấp cao Dự án LinkSME khuyến nghị, để kết nối được với doanh nghiệp đầu cuối và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của họ, các doanh nghiệp Việt phải đảm bảo một cách xuyên suốt, ổn định chất lượng sản phẩm, đồng thời làm sao để đạt được các chứng nhận về tiêu chuẩn quốc tế.
“Vấn đề giá cũng cần được tính toán kỹ, nhiều khi chúng ta thường định giá hơi cao các sản phẩm của mình”, ông Paul Weijers nói.
Một cách rất rõ ràng, muốn nâng tầm vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, nhất thiết phải xây dựng được nền tảng vững chắc của ngành công nghiệp, mà trước hết là công nghiệp hỗ trợ. Muốn vào được chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chí nghiêm ngặt này. Bởi vậy, không còn cách nào khác, cùng với sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Chính phủ, sự hỗ trợ, dẫn dắt của các doanh nghiệp đầu chuỗi, bản thân các doanh nghiệp Việt cũng phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh. Lúc ấy, cuộc chơi giữa các doanh nghiệp nội - ngoại mới thực sự “win-win”.
Hiện Bộ Công Thương đã và đang tích cực hợp tác với cơ quan Chính phủ các nước (Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh… ), các tổ chức quốc tế và một số tập đoàn đa quốc gia lớn (điển hình như Samsung) triển khai các dự án hợp tác nhằm cải tiến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước và tăng cường kết nối doanh nghiệp nội địa với các chuỗi sản xuất toàn cầu.
Tú Anh (t/h)
Tin khác
Cục Đường bộ Việt Nam bị phê bình vì tự ý chia nhỏ gói thầu
Hòa Phát cung cấp 402.000 tấn thép trong tháng 1
Quảng Ninh: Hơn 2.000 thanh niên phấn khởi lên đường nhập ngũ
Đạm Hà Bắc lãi gần 1.800 tỷ đồng trong năm 2022
Lễ hội đình Lục Nà: Nét văn hoá đặc sắc những ngày đầu xuân
BaoViet Bank: Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh
Thanh Hóa: Kỷ luật nhiều đảng viên ở huyện Quan Hóa
(THPL) - Tuyển sinh sai tiêu chí 43 học sinh lớp 6 tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2022-2023, Uỷ ban...06/02/2023 19:33:40Việt Nam cần đa dạng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc
(THPL) - Việc Trung Quốc bỏ các quy định kiểm soát đối với hàng nhập khẩu đang được nhiều ngành hàng nông sản kỳ vọng đẩy mạnh xuất...06/02/2023 17:16:37TP.HCM: Tạm giữ gần 12 tấn đường cát nhập lậu
(THPL) – Mới đây, lực lượng chức năng TP.HCM đã phát hiện và tạm giữ gần 12 tấn đường cát nhập lậu trên địa bàn quản lý.06/02/2023 15:53:51Kon Tum: 30 khinh khí cầu tung bay trên thủ phủ “Quốc Bảo Việt Nam”
(THPL)- Nằm trong chuỗi Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các dược liệu khác gắn với du lịch lần 2, sáng 6/2, người dân và du khách tham quan vô cùng...06/02/2023 15:51:02
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Làm thế nào để Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen phát triển bền vững?
THPL- Nằm ở cực bắc Tây Nguyên, dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, trung bình mỗi ngày, Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đón hàng chục ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch. - Tập đoàn TH ra mắt sản phẩm Sữa Uống Lên Men TH true YOGURT PROBIOTICS 18 tỷ...
- Hòa Phát lần đầu xuất khẩu thép dài sang Châu Âu
- Ra mắt Thẻ ghi nợ Quốc tế VPBank Shopee – quà tặng cho các tín đồ mua sắm
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Làm thế nào để Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen phát triển bền vững?
THPL- Nằm ở cực bắc Tây Nguyên, dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, trung bình mỗi ngày, Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đón hàng chục ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch. - LienVietPostBank sớm hoàn thành Basel III và IFRS 9, gia tăng năng lực quản trị...
- ABBANK và Dai-ichi Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược
- Dai-ichi Life Việt Nam được vinh danh trong Top 4 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam...