19:38 ngày 19/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng và chanh leo sang Trung Quốc

20:01 29/08/2022

(THPL) - Để sầu riêng và chanh leo của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch và bền vững sang thị trường Trung Quốc, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu cần cần đảm bảo đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường.

Báo Công thương đưa tin, ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Á - Châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 30 tỷ USD, tăng 5,09% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 13,81% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.

Thách thức đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam đối với thị trường Trung Quốc là xu thế kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từ cơ sở sản xuất, nuôi trồng; áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Hiện nay thị trường Trung Quốc thay đổi hệ thống quản lý và giám sát an toàn thực phẩm; giám sát an toàn thực phẩm theo hệ thống Lệnh 248-249; chính sách ZeroCovid-19 tại cơ sở sản xuất và trên bao bì phương tiện vận tải thực phẩm đông lạnh.

Báo VOV đưa tin, ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho rằng, hiện nay Trung Quốc kiểm tra rất chặt chẽ đối với hàng hóa nhập khẩu.

“Trước đây việc kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm được thực hiện tại biên giới của nước nhập khẩu, nhưng giờ đây để tăng cường hiệu quả chất lượng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều thị trường yêu cầu phải có mã vạch của nơi trồng, mã xuất khẩu. Đó là những thách thức phải đổi mới quy trình và bắt buộc các doanh nghiệp phải theo các quy trình sản xuất ấy. Cùng với đó là tiêu chuẩn về môi trường, làm sao phải đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường không xả thải ra môi trường”, ông Sơn thông tin.

Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng và chanh leo vào thị trường Trung Quốc. Ảnh minh hoạ

Trước thông tin trên, các chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp hợp tác xã cần nâng cao nhận thức trong việc nắm bắt các quy định về kỹ thuật và yêu cầu SPS của thị trường; thay đổi tiếp cận an toàn thực phẩm giám sát mọi công đoạn trong toàn bộ chuỗi sản xuất; thiết lập cơ chế hợp tác giữa cơ quan quản lý –doanh nghiệp- người sản xuất nhằm đảm bảo an toàn chuỗi cung ứng sản phẩm. Lập kế hoạch sản xuất và chế biến xuất khẩu, Xây dựng chiến lược quảng bá và tiếp thị cho sản phẩm; đào tạo cán bộ kỹ năng quản lý và giám sát thực hành nông nghiệp tốt; đầu tư sản xuất sản phẩm có chất lượng cao- sản phẩm đặc sản, chỉ dẫn địa lý, sản phẩm hữu cơ.

Để sầu riêng và chanh leo của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch và bền vững sang thị trường Trung Quốc, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cũng cần nhận diện một số rủi ro có thể gặp phải như : Nguy cơ ùn tắt hàng hóa vào dịp cao điểm, hoặc Trung Quốc áp dụng biện pháp tăng cường quản lý cửa khẩu; Nguy cơ lừa đảo thanh toán ép cấp, ép giá do không có hợp đồng rõ ràng; gây hiểu lầm cho doanh nghiệp và khó khăn cho công tác mở cửa thị trường của cơ quan quản lý; ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu của hàng Việt Nam. Quan tâm đến xuất khẩu chính ngạch bằng hợp đồng mua bán, giao dịch rõ ràng, thực hiện qua cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu chính, thực hiện mô hình kinh tế tuần hòa để tận dụng các nguyên liệu tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin để lưu trữ hồ sơ canh tác, sản xuất, chế biến…

Ông Huỳnh Ngọc Dương – Phó Giám đốc Sở Công Thương Đắk Lắk cũng cho biết, sầu riêng được coi là một trong những cây ăn quả chủ lực của tỉnh Đắk Lắk với diện tích trồng sầu riêng trên toàn tỉnh ước đạt 15.100 ha (chiếm 35% tổng diện tích cây ăn quả của cả tỉnh), sản lượng ước đạt trên 170.000 tấn. Bên cạnh đó, chanh leo hiện có diện tích khoảng 1.055 ha, diện tích cho sản phẩm là 884 ha, sản lượng thu hoạch trên 15.000 tấn. Từ tháng 7 này, chanh dây và sầu riêng của Việt Nam được Trung Quốc nhập khẩu chính ngạch, trở thành 2 loại trái cây thứ 10 và 11 của Việt Nam được phép xuất khẩu vào đất nước này đã mở ra cơ hội để hai mặt hàng sầu riêng và chanh leo của tỉnh Đắk Lắk thâm nhập vào thị trường tỷ dân đầy tiềm năng.

Thanh Mai (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu