10:37 ngày 17/05/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Cần thêm cải cách để thu hút sóng dịch chuyển đầu tư

07:24 28/06/2020

THPL) – Làn sóng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc tới khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) ngày càng được khẳng định, tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội đó Việt Nam cần đặc biệt chú trọng hơn nữa việc cải cách thủ tục hành chính cải thiện môi trường kinh doanh.

Theo khảo sát từ Ngân hàng BIDV, khoảng tháng 8/2019 Ấn Độ và Indonesia đã đẩy mạnh việc thu hút các tập đoàn có kế hoạch dịch chuyển khỏi Trung Quốc, cùng với đó là rất nhiều thông tin xác định làn sóng dịch chuyển cũng lan tỏa mạnh tới khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) lộ trình dịch chuyển dao động khoảng từ  2 đến 5 năm.

Tổng kết cơ bản cho thấy, chính phủ các nước thường sự dụng 5 công cụ để thu hút nhà đầu tư, gồm: thuế, đất đai, cải thiện môi trường kinh doanh, cung cấp gói hỗ trợ đào tạo công nhân lành nghề và có biện pháp tăng rào cản nhằm ngăn chặn tình trạng thâu tóm trong một số lĩnh vực.

Việt Nam cần thêm cải cách để thu hút sóng dịch chuyển đầu tư

Tại Việt Nam cũng triển khai quyết liệt nhiều chính sách trong việc đón đầu làn sóng chuyển dịch đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài, cùng với đó là những quyết sách ưu đãi về thuế, về đất đai, hạ tầng khu công nghiệp. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vẫn cần được xem xét sâu sắc hơn nữa.

Trên thực tế, Theo tổng kết từ Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), kể từ năm 2016 đến nay Chính phủ đã có những cải cách hành chính rất quan trọng, ghi nhận nhiều kết quả tích cực.

Từ năm 2016, Chính phủ quy định tất cả các điều kiện kinh doanh chỉ được quy định trong nghị định, thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Quốc hội, qua đó Việt Nam đã cắt giảm được phần lớn sự tùy tiện của các bộ ngành, địa phương trong việc ban hành các văn bản liên quan đến điều kiện kinh doanh, (trước đây, các điều kiện kinh doanh có thể  thuộc thẩm quyền ban hành của các bộ, ngành. Thậm chí khi đó một số địa phương cũng có thể ban hành điều kiện kinh doanh)

Năm 2018, Việt Nam có đợt sóng cải cách thứ 2 khi Chính phủ áp đặt mệnh lệnh bắt buộc các bộ, ngành phải trình phương án cắt giảm 50% các điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính. Qua đó, Việt Nam đã cắt giảm được hàng nghìn các điều kiện kinh doanh, rất nhiều các yêu cầu bất hợp lý đã được xóa bỏ, vơi bớt gánh nặng thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh các nước đang cạnh tranh mạnh mẽ để thu hút xu hướng dịch chuyển đầu tư, các chuyên gia cho rằng Việt Nam thực sự cần phải có một bước cải cách mới.

Theo thông tin từ VCCI,  hiện tại còn ít nhất 25 điểm chồng chéo giữa các văn bản pháp luật, VCCI đã kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội chương trình tổng thể để xoá bỏ những chồng chéo và bất hợp lý đó, những kiến nghị từ VCCI đã được Chính phủ ghi nhận và thành lập một tổ công tác để rà soát.  Hy vọng sẽ có nhiều kiến nghị được xem xét và sửa đổi, tạo thêm nhiều điều kiện trong cải cách thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh ở Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia lên một tầm mới.

Hiện tại Việt Nam đã được khẳng định là quốc gia có thành công rất ấn tượng trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19, trở thành điểm đến an toàn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cơ hội đó sẽ dần mất đi nếu Việt Nam không có những cải cách hành chính đột phá và mạnh mẽ.

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu