13:15 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Bình quân mỗi tháng có 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Tú Anh (tổng hợp) | 15:48 29/09/2021

(THPL) - Dịch Covid-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản; chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp. Theo đó, bình quân một tháng có đến 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường.

Báo VOV đưa tin, số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 9/2021, cả nước có 3.899 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 62,4 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 49,9 nghìn lao động. So với cùng kỳ năm 2020, số doanh nghiệp giảm 62,2%, số vốn đăng ký giảm 69,3% và số lao động giảm 39,9%.

Trong tháng 9, cả nước còn có 3.317 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 14,2% so với tháng trước và giảm 27,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung 9 tháng năm 2021, cả nước có 85.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.195,8 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 648,8 nghìn lao động, giảm 13,6% về số doanh nghiệp, giảm 16,3% về vốn đăng ký và giảm 16,6% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân mỗi tháng có 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Ảnh minh họa

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đạt 14 tỷ đồng, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 1.677,2 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 32.000 doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng năm nay là 2.873 nghìn tỷ đồng, giảm 20,2% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, còn có 32.300 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 6,6% so với 9 tháng năm 2020, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 9 tháng lên 117.800 doanh nghiệp, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 13.100 doanh nghiệp thành lập mới.

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 45.100 doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; 32.400 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 12.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5,9%. Bình quân một tháng, có 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Đánh giá về tình hình doanh nghiệp trong 9 tháng năm 2021, báo Hải quan đưa tin, theo bà Phí Thị Hương Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng (Tổng cục Thống kê) cho rằng, số doanh nghiệp thành lập mới đã sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, số doanh nghiệp dừng hoạt động, chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm 95%, có thể thấy 9 tháng đầu năm, số doanh nghiệp thành lập mới đang giảm rất sâu.

Đáng chú ý, việc số doanh nghiệp dừng hoạt động lớn hơn số doanh nghiệp thành lập cho thấy xu hướng tất yếu của thị trường khi Việt Nam đang trải qua làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, tác động nặng nề đến 19 tỉnh, thành phía Nam. Nhìn một cách tổng thể, doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, sức chống chịu của doanh nghiệp đã giảm rất mạnh và doanh nghiệp thể chưa lạc quan trong ngắn hạn.

Cũng theo bà Nga, để giúp doanh nghiệp mau chóng hoạt động lại bình thường, khôi phục lại sản xuất, Chính phủ và các cấp ngành cần nhanh chóng kiểm soát lại dịch bệnh, từ đó, nới lỏng giãn cách kéo dài, đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng và nguyên vật liệu, hoạt động vận tải lưu thông bình thường.

Hiện nay, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào rất lớn, để giảm bớt chi phí này cần cân nhắc các biện pháp như để doanh nghiệp tự thực hiện xét nghiệm Covid-19 cho người lao động để giảm chi phí phòng chống dịch. Ngoài ra, các quy định về "1 cung đường 2 điểm đến", "3 tại chỗ" cần rõ ràng hơn, và khi có những quy định chung về phòng chống dịch thì các địa phương cũng nên gỡ bỏ các quy định con đang gây khó cho doanh nghiệp hiện nay.

Tú Anh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu