“Biệt đội” nữ tài xế xe ôm ở Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế: "Cực khổ vậy mà vui"
(THPL) - Bất kể ngày nắng hay ngày mưa, những phụ nữ luống tuổi vẫn ngày ngày chắc tay lái, hành nghề xe ôm đưa đón khách. Bao năm nay, nghề xe ôm đã giúp các chị trang trải, nuôi sống gia đình.
Lâu nay, chúng ta quen thuộc với hình ảnh những bác xe ôm ở ngã ba, ngã tư lớn trên thành phố. Nghề xe ôm ngoài đòi hỏi thông thạo từng ngõ ngách, tay lái vững vàng, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khác là sức khỏe.
Vì vậy, chẳng ai tưởng tượng được những chị xe ôm với vóc dáng mảnh mai sẽ xoay xở ra sao với nào là hàng hóa, nào là khách hàng, nhất là trong điều kiện đường xấu, gồ ghề hoặc những lúc thời tiết khắc nghiệt.

Đến chợ Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế), chỉ cần vào hỏi thăm một người nào đó về các cô, các chị chạy xe ôm trong chợ thì ai cũng biết. Một cô tiểu thương dẫn chúng tôi đến góc chợ thì gặp được chị Nở chuẩn bị chở khách. Để giải tỏa lo ngại cho hành khách, chị chẳng cần nói nhiều bởi chỉ cần xem cách chị đón khách, chất hàng hóa, nổ máy xe, chúng tôi phải công nhận chị rất chuyên nghiệp.
Chị Nguyễn Thị Nở (44 tuổi, xã Vinh Hưng) tâm sự: “Chồng thì không có công việc không ổn định, nhà được mấy thửa ruộng không đủ ăn nên tôi mới làm cái nghề xe ôm này để kiếm thêm tiền. Lúc đầu thì chạy gần, chở hàng hóa hay mấy bà đi chợ về nhà, sau này có khách thuê đi thành phố Huế hay về tận Lăng Cô tôi đều nhận hết”.
Tại chợ Mỹ Lợi, đội ngũ các chị xe ôm có khoảng 6 người, có chị đến từ Vinh Giang, Vinh Mỹ, có chị lại quê Vinh Hưng. Không hẹn mà gặp, khi bén duyên với nghề xe ôm, mỗi chị lại có hoàn cảnh riêng nhưng tựu trung đều do không có việc làm ổn định, nhà đông con, cuộc sống chật vật nên phải làm nghề này để nuôi gia đình.

Chị Dương Thị Xí (43 tuổi) chạy xe ôm gần 5 năm, cho hay: “Chồng cũng làm cái nghề này, tôi thì ở nhà lo việc nội trợ nhiều lúc rảnh không biết làm gì, thấy mấy chị trong làng chạy xe ôm nên mình cũng đi làm cùng các chị. Lúc đầu hơi khó khăn nhưng dần dần cũng quen. Hằng ngày, hai vợ chồng đi chạy xe ôm cũng kiếm được chút ít trang trải cho cuộc sống và chi phí học tập cho mấy đứa con”.
“Ban đầu chỉ đi các xã lân cận, sau đó tay nghề khá hơn, tôi đảm nhận những chuyến đi xa như qua Cầu Hai, Lăng Cô, lên Huế”, chị Xí vui vẻ nói.
Đa số khách hàng đều cho rằng, đi xe ôm nữ tiện lợi và an toàn hơn xe ôm nam. Khách hàng nhận thấy sự tận tâm của các chị nên rất sòng phẳng, nhiều người còn trả thêm tiền công song nhiều chị không chịu nhận. Đối với các chị, trách nhiệm với khách hàng, với hàng hóa là điều hiển nhiên.
“Nghề xe ôm thấy cực khổ vậy mà vui, có việc gì khách hàng lại nhớ và kêu mình chở. Họ còn tâm sự với mình về hoàn cảnh gia đình, về con cái, việc làm… Thấy mình khổ, lại có người còn khổ hơn cả mình, điều đó làm tôi càng thêm cố gắng hơn”, chị Nguyễn Thị Nở tâm sự.
Một cô tiểu thương buôn bán ở chợ Mỹ Lợi bộc bạch: “Lúc trước tôi cũng từng làm nghề này nên hiểu hoàn cảnh các chị, thân gái mà chạy xe ôm đường xa cũng tội lắm, đi làm thì từ lúc sáng sớm, vừa bốc hàng hoá nặng lên xe vừa chở đi giao cho người ta, cứ quay đi quay về mấy vòng thấy thương lắm. Gia đình họ đa số đều nghèo, làm nghề này chỉ vì cuộc sống mưu sinh”.
Với các nữ tài xế, ưu điểm lớn nhất là các chị rất cẩn trọng, lái xe an toàn và không bao giờ uống rượu bia trước khi cầm lái. Là phụ nữ nên công việc của các chị cũng gặp phải vô vàn khó khăn bởi dù bận rộn đến mấy, họ vẫn luôn phải làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình.
Nhắc đến các chị xe ôm, bà Lê Thị Bốn - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vinh Mỹ - đồng cảm: “Đa số các chị chạy xe ôm đều do không tìm được việc làm phù hợp. Đây là nghề không hề nhẹ nhàng, nhất là với phụ nữ. Hội Phụ nữ rất sẻ chia với các chị, thế nhưng do điều kiện không cho phép, chúng tôi chỉ có thể an ủi, động viên”.
Thiên Trường
Tin khác
Danh Khôi (NRC): Sự vươn mình trở lại của NRC
City-University Innovation Hub: Hạt nhân đổi mới của UEH trong triển khai các nghị quyết
Quảng Ngãi sẽ đấu giá quyền khai thác 11 mỏ khoáng sản
Từ 1/7/2025, lương tối thiểu được áp dụng theo vùng mới ở 34 tỉnh, thành phố
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 với tinh thần “an toàn, nghiêm túc, khách quan, công bằng, đúng quy chế"
Sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch Việt Nam: Mở rộng “cánh cửa” thu hút nhân tài quốc tế
Bộ Công Thương tổ chức sự kiện "Miền Trung vươn xa cùng thương mại điện tử"
THPL- Nhằm phát huy lợi thế của miền Trung, tăng cường hợp tác liên kết giữa các địa phương trong khu vực, Bộ Công Thương phối hợp với...24/06/2025 15:18:24Hoa Kỳ ban hành kết luận thuế chống bán phá giá cá tra - basa phi lê đông lạnh Việt Nam
(THPL) - Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả chính thức về mức thuế chống bán phá giá trong kỳ rà soát lần thứ 20 (POR20) đối với...24/06/2025 14:51:00Tuần lễ Văn hóa Du lịch Việt Nam diễn ra tại Ba Lan
THPL- Lễ hội Văn hóa Việt Nam lần thứ III tại Ba Lan là một lời mời bạn bè quốc tế đến với Việt Nam, nơi văn hóa không chỉ là di sản, mà...24/06/2025 14:30:00Bộ Công Thương chủ động bảo đảm cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026
(THPL) - Sáng 24/6/2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị về kế hoạch cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025 và xây dựng kế hoạch...24/06/2025 22:06:37
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank): Ghi dấu ấn với Tổng đài đa kênh thông minh tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025
- Điểm danh những “tọa độ” hot nhất Đà thành dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- Cầu Ngọc Hồi chuẩn bị khởi công: khẳng định xu hướng ở ngoại ô, làm...
- “Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
4 đồ án, dự án quy hoạch của T&T Group được vinh danh tại Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia 2024
- Vietnam Report công bố Top 10 Công ty Bảo hiểm uy tín năm 2025
- Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) nhận "cú đúp" giải thưởng danh giá từ Tổ...
- OCB đạt giải Ngân hàng tiêu biểu về minh bạch và trách nhiệm xã hội
- hãng xe mg 3200