16:24 ngày 11/09/2024 | HOTLINE : 094.210.6666 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Bí ẩn ngôi Đền Cả dưới chân núi Hồng, sông La

14:16 07/04/2023

(THPL ) - Đền Cả nằm ở tổ dân phố Hầu Đền, phường Trương Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, là một trong những ngôi đền nổi tiếng linh thiêng tại vùng đất dưới chân Núi Hồng, nghiêng bóng dòng Sông La huyền thoại.

Kỳ 1: Cội nguồn lịch sử hình thành!

Theo tư liệu lịch sử và tư liệu truyền ngôn thì Đền Cả  được hình thành cách đây khoảng trên 800 năm, vào thời Nhà Lý. Đền có quy mô kiến trúc đồ sộ, được xây theo lối chữ “Nhất”; bao gồm: Nhà Thượng điện, Trung điện, Hạ điện và Hậu cung (hay còn gọi là cung cấm). Các cụ cao tuổi trong vùng cho biết thì trước những năm 1950, tại đây vẫn còn hiện hữu một ngôi đền rất lớn với ba tòa được làm bằng gỗ có chạm khắc cầu kỳ, có hai cột nanh lớn và các cặp voi đá, ngựa đá được tạc giống như thật với niên đại hàng trăm năm, nặng hàng tấn, xung quanh được trồng tre và những cây cổ thụ che chắn, rất trầm mặc, uy nghiêm. Đến khoảng đầu năm 1960, do nằm ngoài đê, lại sát với mép Sông Lam nên Đền Cả dần bị lũ lụt cuốn trôi. Ban đầu là làm đổ cột nanh, sau lấn dần làm hư hỏng Tắc môn, nhà Hạ điện và các hiện vật trong đền như lư hương, tượng ông phổng, tượng quan văn, quan võ, đồ tế khí…bị cuốn trôi, cát vùi lấp. Sau Cách mạng Tháng 8 thành công thì Trung Lương thuộc xã Đức Hồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Nghệ Tĩnh, Vào khoảng năm 1962 – 1963, mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn ác liệt nhưng chính quyền địa phương vẫn huy động sức dân để di dời phần còn lại của Đền Cả là nhà Trung điện vào trong đê để làm trường học. Nhà Trung điện này sau đó đến năm 2002 – 2003 thì được đưa về dựng tại di tích lịch sử văn hóa Tiên Sơn.

Một pho tượng bằng chất liệu đá xanh được tìm thấy trong lòng đất của quá trình phục dựng ngôi Đền Cả. Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ học cho biết nhiều khả năng pho tượng này có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ thứ XVII đầu thế kỷ thứ XVIII .Ảnh: Đình Hiếu


Trước đó, vào năm 1996, chính quyền địa phương cũng đã cho di dời các cặp voi, ngựa đá vào dựng tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và sau đó đến năm 2012 lại đưa sang đặt tại Tiên Sơn. Chính vì lẽ đó nên hiện nay tại đền Tiên Sơn vẫn còn tòa nhà Trung điện và các cặp voi đá, ngựa đá của Đền Cả rất đẹp
Đến khoảng năm 2000 thì Đền Cả bị phế tích hoàn toàn, chỉ còn lại dấu vết của nền đền, chân móng cột nanh, ban thờ công đồng…

Toàn cảnh khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cả sau khi được phục dựng năm 2014. Ảnh: Đình Hiếu 
Di tích lịch sử văn hóa Đền Cả cắt băng khánh thành đưa vào hoạt động tín ngưỡng văn hóa dân gian vùng miền, tháng 11 năm 2014.Ảnh Đình Hiếu

Năm 2014. Được Đảng và Nhà nước quan tâm, với chủ trương của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh, UBND Phường Trung Lương đã cho phép và nhờ những người con tâm huyết  với quê hương được phép phát tâm kêu gọi các nguồn xã hội hóa từ các nhà hảo tâm công đức. Chỉ sau một thời gian ngắn kêu gọi phát tâm, bằng sự đóng góp công sức của các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm và nhất là bà con nhân dân thập phương và  nhân dân trên địa bàn nên các hạng mục cơ bản của Đền Cả đã dần được khôi phục và hoàn công đưa vào hoạt động phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa tâm linh dân gian của nhân dân vùng miền.
Để ghi nhận và  tôn vinh những giá trị lịch sử, truyền thống cũng như đáp ứng nguyện vọng của nhân dân phường Trung Lương và thị xã Hồng Lĩnh, ngày 28/8/2017, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có Quyết định số 2500/QĐ-UBND về việc công nhận di tích Đền Cả là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đây là một vinh dự to lớn của nhân dân phường Trung Lương nói riêng và cũng là một niềm tự hào của thị xã nói chung.

Kỳ 2: Đền Cả thay da đổi thịt, thay tên và đi vào lòng dân

                                      Hoàng Thông – Trần Dũng

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu