14:38 ngày 23/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Khánh thành di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Đông Hải, Hà Tĩnh

16:05 12/12/2022

(THPL )- Sáng ngày 11/12/2022, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân tổ chức lễ khánh thành công trình Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đền Đông Hải, làng Cam Lâm.

Đền Đông Hải ở xã Xuân Liên, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là nơi ngư dân ven biển làng Cam Lâm tổ chức nghi lễ tín ngưỡng với mong muốn trời yên biển lặng, cá mực đầy khoang sau mỗi lần vươi khơi.
Chương trình văn nghệ chào mừng và công diễn. Ảnh: Phan Châu 

Trao đổi với phóng viên Thương hiệu và Pháp luật, ông Mai Văn Lý, Chủ tịch UBND xã Xuân Liên cho biết: Đền Đông Hải hay còn gọi là Đền Cá Ông nằm ở thôn Lâm Hoa là nơi thờ vị Đông Hải Đại Vương hay còn gọi là thần cá, được xây dựng vào khoảng cuối đầu thế kỷ XVIII. Đền đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2017.

Đại diện lãnh đạo chính quyền và các sở ban ngành,Ban quản lý di tích cùng nhà từ thiện cắt băng khánh thành. Ảnh: Phan Châu
heo thần tích phả hệ và truyền thuyết, Cá Ông vốn hóa thân từ mảnh áo cà sa của Phật Bà Quan Âm vứt xuống biển để cứu sinh linh ngư dân bị chìm đắm.Truyền thuyết về Cá Ông có từ khi vua Gia Long - Nguyễn Ánh. Tương truyền sau khi bị quân Tây Sơn truy đuổi, thủy quân của Nguyễn Ánh tháo chạy ra biển và gặp sóng đánh tan. Trong lúc nguy khốn bỗng dưng có một con cá Ông lớn ghé chở đưa vào bờ. Sau khi lên làm vua, nhớ ơn cứu mạng, Nguyễn Ánh đã phong tặng cá ông là Nam Hải Đại Vượng và cho nhân dân lập đền  thờ cúng. Dưới triều nhà Nguyễn người nào phát hiện cá voi mắc cạn sẽ dược miễn sưu dịch 3 năm. 
Nghệ nhân Nguyễn Thị Lý là người con làng Cam Lâm cho biết: Từ trước tới nay dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào người dân làng Cam Lâm vẫn duy trì tổ chức thực hành truyền thống nghi lễ tín ngưỡng văn hóa tâm linh một cách trang trọng với mong muốn Quốc thái dân an. Ngư dân ra khơi bám biển trời yên biển lặng, bình an trên những con sóng giữ để trở về, cá đầy khoang thuyền.Hằng năm, ngư dân xã Xuân Liên còn tổ chức các lễ cầu cúng như: Lễ cúng tất niên dịp Tết Nguyên đán, lễ dâng hương trước khi ngư dân ra khơi và sau khi từ biển trở về, lễ thắp hương ngày mùng 1, ngày 15 âm lịch hàng tháng, lễ cúng rằm tháng giêng, tháng 7 âm lịch. Đặc biệt, lễ hội cầu ngư vào ngày rằm tháng giêng được người dân dành nhiều nghi thức trọng thể. bảo tồn,phát huy nét văn hóa truyền thống của cư dân làng biển.
Hiện trong đền còn lưu giữ 4 sắc ohong, trong đó, 2 sắc phong của Vua Thời Thành Thái năm 1894 và 2 sắc phong của Vua Khải Định năm 1924. Đây là di tích lịch  sử văn hóa cấp tỉnh thứ 10 được xếp hạng ở Xuân Liên. 
Ông Thuận Hữu, nguyên UVBCH TƯ Đảng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân dân, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu. Ảnh: Phan Châu 
Ông Bùi Việt Hùng Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân phát biểu về các giá trị văn hóa của di tích Đền Đông Hải . Ảnh: Phan Châu 

Ông Nguyễn Đức Đan, Ban vận động và phát tâm đóng góp, kêu gọi xã hội hóa nguồn kinh phí trùng tu xây dựng di tích lịch sử văn hóa  Đền thờ Đông Hải chia sẻ: Đền Đông Hải  được khởi  công trùng tu xây dựng chống xuống cấp và trùng tu xây dựng mới các hạng mục từ tháng 4-2002 đến nay tập trung xây dựng và đã hoàn thành các hạng mục công trình khu vực 2 tòa nhà đền và sân đền. Cổng tam quan ,tường rào bao quanh bảo vệ  khuôn viên di tích.Nhà trù soạn lễ và các công trình vệ sinh khép kín.Tổng kinh phí xây dựng đền là 5,2 tỉ đồng, trong đó UBND Tỉnh Hà Tĩnh hỗ trợ kinh phí 140 triệu đồng ngân sách chiến lược Quốc gia chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hóa. Còn lại, chủ yếu là do kêu gọi xã hội hóa trong nhân dân các doanh nghiệp cũng như các mạnh thường quân trong và ngoài nước đóng góp.

Ông Bùi Việt Hùng Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân phát biểu về các giá trị văn hóa của di tích Đền Đông Hải : " Khánh thành di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Đông Hải ( Làng Cam Lâm) và đưa di tích đi vào hoạt động đã tạo nên một điểm đến trong chuỗi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa dân gian lớn của nhân dân trong vùng, với những giá trị bảo tồn không gian văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích lịch sử văn hóa này trong đời sống nhân dân vùng ven biển,là di tích mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, là sợi dây gắn kết cộng đồng của nhân dân Nghi Xuân với các vùng lân cận và du khách thập phương. Cùng với chuỗi các di tích trên địa bàn xã lân cận như Di tích cấp quốc gia đặc biệt Đại Thi Hào Nguyễn Du, Di tích Đền thờ Thái sư Cương Quốc Công  Nguyễn Xí, Đền cả, Đền Trần,Đền Am.. vv, Khẳng định giá trị lịch sử văn hóa đang được bảo tồn và lưu giữ tại đền, xác lập cơ sở pháp lý để bảo vệ và phát huy giá trị di tích lâu dài, góp phần giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước cho các thế hệ mai sau.

Đền Đông Hải sẽ trở thành một điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh hấp dẫn, có giá trị giáo dục về mặt truyền thống yêu nước và cách mạng, góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển du lịch địa phương hiện tại và tương lai..."

Được biết trước đó, ngày 09 và 10/12 Ban quản lý di tích Đền Đông Hải  và ban tổ chức ,đã tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng lễ khánh thành Đền như: Lễ cầu siêu cho hơn 151 hương linh nhân dân tử nạn trên biển, tại bãi biển xã Xuân Liên, giao lưu bóng chuyền, biểu diễn văn nghệ ở sân khấu ngoài trời phục vụ đời sống văn hóa văn nghệ trong đời sống nhân dân./.

Một số hình ảnh phóng viên thương hiệu và Pháp luật ghi nhận tại di tích lịch sử văn hóa Đền Đông Hải !

 

Lãnh đạo các sở ban ngành và nhân dân cunng kính dâng hương tại di tích Đền Đông Hải .Ảnh : Phan Châu

Phan Châu – Thanh Huyền  

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu