15:16 ngày 12/10/2024 | HOTLINE : 094.210.6666 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Bão Sao La sắp vào Biển Đông, Việt Nam chủ động ứng phó

15:45 29/08/2023

(THPL) - Theo dự báo, biển Đông sẽ đón bão Sao La, bão số 3 trong năm 2023 trong khoảng 48 giờ nữa. Cùng lúc đó, bão Haikui cũng mới hình thành, cách bão Sao La khoảng 1500km về phía Đông.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 29/8, một cơn bão rất mạnh có tên quốc tế là Saola đang hoạt động ở vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines). Dự báo ngày 31/8, cơn bão này sẽ di chuyển vào Biển Đông.

Bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, tốc độ khoảng 5 km/giờ. Vào 7 giờ ngày 29/8, vị trí tâm bão ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc-123,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17.

Đến 7 giờ ngày 30/8, vị trí tâm bão ở 20,2 độ Vĩ Bắc-121,8 độ Kinh Đông, di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc với tốc độ khoảng 10km/giờ, mạnh cấp 14-15, giật trên cấp 17. Vùng nguy hiểm do ảnh hưởng của bão: Phía Bắc ở vĩ tuyến 18 độ Vĩ Bắc, phía Đông ở kinh tuyến 118,5 độ Kinh Đông; phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có mức độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Đến 7 giờ ngày 31/8, vị trí tâm bão ở 21,3 độ Vĩ Bắc-119,5 độ Kinh Đông, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 10-15km/giờ, đi vào Biển Đông, mạnh cấp 14-15, giật trên cấp 17. Vùng nguy hiểm do ảnh hưởng của bão: phía Bắc vĩ tuyến 18,5 độ Vĩ Bắc, phía Đông kinh tuyến 117 độ Kinh Đông; phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có mức độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Dự báo hướng di chuyển của bão Sao La. Ảnh: VNDMS

Đến 7 giờ ngày 1/9, vị trí tâm bão ở 22,1 độ Vĩ Bắc-117 độ Kinh Đông, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 10-15km/giờ, đi vào Biển Đông, mạnh cấp 13, giật trên cấp 16. Vùng nguy hiểm do ảnh hưởng của bão: Phía Bắc ở vĩ tuyến 18 độ Vĩ Bắc, phía Đông kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông; phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có mức độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, cường độ có khả năng yếu dần.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông từ đêm 29/8 có gió mạnh cấp 6, từ chiều và đêm 30/8 gió mạnh lên cấp 7-8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật trên cấp 14; biển động dữ dội. Vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 3-5m.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Biển Đông sẽ đón bão Saola, bão số 3 trong năm 2023 trong khoảng 48 giờ nữa. Cùng lúc đó, bão Haikui cũng mới hình thành, cách bão Saola khoảng 1500km về phía Đông. Tương tác của hai cơn bão sẽ khiến quỹ đạo của bão Saola còn phức tạp và khó lường.

Sự xuất hiện của bão Haikui sẽ tạo ra hiệu ứng bão đôi trên Tây Bắc Thái Bình Dương khiến cho đường đi của bão Sao La sẽ có những diễn biến phức tạp vì sự xuất hiện của bão Haikui sẽ tương tác với bão Sao La tạo ra hiệu ứng bão đôi, hay còn gọi là hiệu ứng Fujiwara.

Với tương tác Fujiwara xuất hiện thì đường đi của bão Sao La đã có nhiều thay đổi. Dự báo ban đầu bão đổ bộ vào Đài Loan (Trung Quốc), sau đó di chuyển vào khu vực Phúc Kiến (Trung Quốc), nhưng trong 1-2 ngày gần đây bão Sao La dự báo của các Trung tâm dự báo bão quốc tế bắt đầu có sự thay đổi về hướng dịch chuyển, lệch hơn về phía Nam và đi vào Biển Đông trong khoảng 30 đến 48 giờ tới.

Trước thông tin trên, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn vừa ban hành Công điện số 09/CĐ-QG ngày 29/8/2023 về việc chủ động ứng phó với bão Sao La.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Thứ hai, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Thứ ba, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, hệ thống Đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của bão đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.

Thứ tư, tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Tuấn Minh (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu