07:06 ngày 24/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Ảnh hưởng dịch bệnh, trám nếp đen Cao Bằng giảm mạnh

07:48 24/08/2021

(THPL) - Năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu của người tiêu dùng bị hạn chế nên đặc sản trám nếp đen Cao Bằng giảm mạnh, chỉ dao động từ 90.000 - 120.000 đồng/kg. Trong khi đó, những năm trước giá loại quả này lên đến 250.000 đồng/kg.

Trám nếp đen Cao Bằng được trồng ở hầu hết các bản làng và khu vực vùng núi của người dân nơi đây. Đây là loài cây thân mộc, cao to khoảng 15-20m, quả hình thoi. Những quả trám thường chín và cho thu hoạch vào tháng 8 đến cuối tháng 10 dương lịch.

Hiện mới vào mùa trám đen Cao Bằng, nhưng trên chợ mạng, hầu hết tiểu thương chỉ rao bán với giá từ 90.000-130.000 đồng/kg tùy loại trám đen Cao Bằng hay Hà Tĩnh. Trong đó, các bà nội trợ ở thành phố đặt mua nhiều vì cho rằng, loại trám này tốt cho sức khỏe, nhất là với những người ăn chay.

Báo VietNamnet đưa tin, theo rao bán trên facebook cá nhân của chị Nguyễn Thị Ly ngụ tại Lạc Long Quân (Hà Nội), những mẻ trám nếp đen Cao Bằng - đặc sản quê ngoại chị. Trong hai loại trám, trám trắng có vỏ màu xanh lục và trám đen có vỏ màu tím thẫm, thì loại trám đen thơm ngon, ăn bùi nên được ưa chuộng hơn hẳn. Do đó, giá trám đen cũng đắt hơn trám trắng 2-3 lần.

“Trám đen luôn được gọi là đặc sản Cao Bằng. Đây cũng là một món ngon nổi tiếng của người dân quê mình. Loại quả này có thể kết hợp với nhiều món khác khiến ai đã từng thưởng thức đều bị nghiền. Khác với trám tẻ, loại trám nếp đen ăn rất bở, bùi, thơm và béo ngậy”, chị Ly nói.

Ảnh hưởng dịch bệnh, trám nếp đen Cao Bằng giảm mạnh. Ảnh minh họa

Hiện 1kg trám nếp đen Cao Bằng có giá bán 125.000 đồng/kg, rẻ một nửa so với năm ngoái là 250.000 đồng/kg. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc luân chuyển trám đến các vùng miền gặp khó khăn nên trám đại hạ giá.

Theo Pháp luật và Bạn đọc, trám đen Cao Bằng nổi tiếng thơm ngon và làm được nhiều món ăn. Chẳng hạn như mua trám về, khách mua chỉ cần bỏ hạt và nấu xôi nếp nương với trám. Ngoài ra người mua có thể chế biến những món ăn khác như: Trám đen xào thịt, canh trám nấu gà, trám đen kho thịt, cá, trám muối, trám dầm tương, trám đen nhồi thịt...

Từng đến Cao Bằng vào giữa mùa trám, cô Phạm Thị Quý (50 tuổi ở Nguyễn Quý Đức, Hà Nội) được ăn nhiều món ăn của người dân tộc Tày chế biến từ trám như xôi trám, trám om cá, om tép, trám rang thịt, gỏi trám.

"Bản thân cô đã thích ăn trám rồi, mùa trám đều mua trám xanh về kho thịt, kho cá. Vậy mà lên Cao Bằng, cô được thưởng thức trám đen theo cách rất khác biệt. Đó là xôi trám có vị thơm dịu dàng không thể quên được. Cô vẫn nhớ như in mùi thơm của nếp nương hòa với mùi thơm ngai ngái bùi bùi, mằn mặn của quả trám rừng, ăn ngậy mà không ngấy", cô Quý nhớ mãi.

Chia sẻ về công dụng của trám nếp nói riêng và quả trám nói chung, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho hay, trám có tính ấm, ngọt, chát, vị chua, tác dụng thanh nhiệt giải độc và trị nhiều bệnh liên quan đến hô hấp, là thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Quả trám chứa nhiều đạm, vitamin và đặc biệt là vitamin C, rất tốt để chữa bệnh kiết lỵ, đau đầu, chóng mặt, viêm phế quản.

Tú Anh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu