20:48 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Đặc sản miến dong Bắc Kạn được bảo hộ chỉ dẫn chỉ dẫn địa lý

Thảo Nguyên | 09:32 21/05/2021

(THPL) – Cục Sở hữu trí tuệ vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00106 cho sản phẩm miến dong “Bắc Kạn”. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Theo đó Cục Sở hữu trí tuệ, khu vực sản xuất miến dong sẽ bao gồm toàn tỉnh Bắc Kạn.

Miến là món ăn quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đặc biệt món ăn dân dã này không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết và những ngày trọng đại khác trong các gia đình người Việt Nam.

Miến tạo nên một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.

Miến dong Bắc Kạn đã trở thành một đặc sản, một món quà không thể thiếu của mỗi người con trở về thăm quê khi lập nghiệp khắp các vùng sơn cước nơi núi rừng phía Bắc.

Miến dong Bắc Kạn danh tiếng nhờ vùng nguyên liệu và kỹ thuật chế biến. 

Do có lợi thế về điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ưu đãi, giống cây dong riềng trồng ở Bắc Kạn phát triển tốt, chất lượng hơn hẳn các nơi khác. Miến dong Bắc Kạn thơm, ngon, làm nên từ nắng, gió, từ đất và từ những giọt mồ hôi của người dân cần cù, chân chất nơi đây.
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, miến dong Bắc Kạn đã trở thành sản vật, là biểu tượng, là nỗi nhớ của những người xa quê.

Miến dong Bắc Kạn có màu trắng xám sáng, hơi đục, hơi ánh vàng, sợi miến khô dai.

Danh tiếng và chất lượng đặc thù của miến dong Bắc Kạn có được là nhờ đặc thù của củ dong riềng nguyên liệu.

Miến dong Bắc Kạn là sản phẩm được chế biến từ 100% củ dong riềng nguyên liệu được trồng tại 73 xã thuộc 7 huyện và thành phố Bắc Kạn của tỉnh Bắc Kạn. Khu vực địa lý trồng củ dong riềng nguyên liệu có các điều kiện đặc thù về thổ nhưỡng,

Ngoài ra, kỹ thuật sản xuất miến dong đặc thù tại khu vực địa lý cũng là điều kiện tạo nên tính chất đặc thù của miến dong Bắc Kạn, đặc biệt là ở công đoạn ngâm, tẩy trắng miến và công đoạn phơi, sấy miến. Tinh bột dong riềng (khô hoặc ướt) được ngâm với nước sạch để làm trắng.

Cân 100 kg tinh bột (khô hoặc ướt) cho vào thùng hoặc bể chứa chuyên dụng có gắn máy khuấy cùng với 50 lít nước sạch. Bật máy khuấy để khuấy đều trong 15 phút rồi để lắng trong 3 giờ, tháo bỏ nước bẩn (nước chua).

Công đoạn khuấy - lắng để làm trắng tinh bột được lặp đi lặp lại từ 3 - 5 lần cho đến khi nước trong như ban đầu đưa vào để khuấy và/hoặc bột không có mùi chua.

Công đoạn này không sử dụng hóa chất tẩy trắng và chất khử chua. Nếu sử dụng tinh bột ướt để chế biến, miến sẽ có màu xám hơi ánh vàng, hơi đục, còn nếu sử dụng tinh bột khô, miến sẽ có màu trắng xám sáng, hơi đục.

Thêm vào đó, trong công đoạn phơi sấy, miến sẽ được phơi trên phên hoặc sào khi nhiệt độ ngoài trời trên 300C, độ ẩm dưới 70% trong 5 – 10h. Vào các ngày trời mưa, miến được sấy trong buồng sấy ở nhiệt độ 35 - 400C.

Miến được phơi, sấy cho đến khi đạt độ ẩm < 10%. Kỹ thuật phơi sấy chính là yếu tố tạo nên sợi miến khô dai của miến dong Bắc Kạn.

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Nó có thể là những từ ngữ, tên gọi, dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh được sử dụng để chỉ ra rằng sản phẩm có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.

Thông qua chỉ dẫn địa lý, có thể nhận biết một khu vực địa lý cụ thể gắn liền với chất lượng, danh tiếng và những đặc tính riêng có của sản phẩm mà chỉ ở nơi ấy mới có. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý mang lại nhiều lợi ích, từ phát triển kinh tế, quảng bá sản phẩm của một vùng miền cho đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Thảo Nguyên

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu