12:02 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Vì sao châu Âu "rút thẻ vàng" với hải sản Việt Nam?

| 09:56 25/10/2017

(THPL) - Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), Ủy ban châu Âu vừa có thông cáo báo chí thể hiện quyết tâm tiếp tục cuộc chiến chống lại nạn đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được quản lý (IUU) trên toàn thế giới bằng cách cảnh báo Việt Nam với một “tấm thẻ vàng”.

Theo báo Thanh niên, IUU (illegal, unreported and unregulated fishing) là chương trình chống các hoạt động đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý. Năm 2002, EU ban hành IUU trên cơ sở triển khai “Kế hoạch hành động quốc tế” của Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) năm 2001, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ các hoạt động đánh bắt cá vi phạm IUU.

Hải sản Việt Nam chính thức bị EU rút “thẻ vàng”. (Ảnh: Internet)

Mục đích mà IUU hướng tới là phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ mọi hoạt động đánh bắt cá dưới các hình thức đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý. Theo quy định IUU, các quốc gia thành viên EU phải áp dụng việc xử phạt ở mức thấp nhất là gấp 5 lần giá trị của sản phẩm sai phạm, gấp 8 lần giá trị cho các trường hợp tái phạm trong thời gian 5 năm. Ngoài ra, luật cũng đưa ra các biện pháp xử phạt khác kèm theo như tịch thu tạm thời tàu đánh bắt cá vi phạm...

“Thẻ vàng” được coi là một cảnh báo và đưa ra khả năng để Việt Nam có biện pháp khắc phục tình trạng này trong khoảng thời gian hợp lý. Theo BBC, lý do EU rút thẻ vàng vì cho rằng Việt Nam chưa quản lý tốt ngành khai thác hải sản hoặc khai thác thiếu bền vững, bất hợp pháp và không có báo cáo. 

Theo Báo Hải QuanHiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng: Bị nhận thẻ vàng của EU, có thể xảy ra nhiều hệ lụy. Trước hết, XK hải sản sang EU sẽ giảm do khi một nước bị nhận "thẻ vàng", các khách hàng tại EU sẽ rất e ngại việc bị phạt theo quy định IUU của Ủy ban châu Âu nên sẽ giảm hoặc ngừng mua hàng của các quốc gia đang bị thẻ vàng (không hợp tác).

Bên cạnh đó, tên quốc gia bị cảnh báo sẽ được công khai trên các tạp chí và website chính thức của EU. Điều này ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín, thương hiệu của ngành hải sản nước đó. Ngoài ra, các thị trường khác có thể sẽ áp dụng các quy định kiểm soát nghiêm ngặt hơn dành cho nước bị EU giơ thẻ vàng. Đặc biệt quốc gia nào bị phạt thẻ đỏ, các sản phẩm hải sản khai thác của quốc gia ấy sẽ bị cấm vào EU.

Theo thống kê của Trung tâm WTO Việt Nam, tính đến nay đã có 24 quốc gia, vùng lãnh thổ bị EU áp dụng hình thức phạt thẻ. Trong đó, 13 quốc gia bị phạt thẻ nhưng đã được thu hồi nhờ hệ thống quản lý được cải thiện. Có 8 quốc gia, vùng lãnh thổ đang bị thẻ vàng gồm: Kiribati, Liberia, Saint Kitts & Nevis, Siera Leone, Đài Loan, Thái Lan, Trinidad & Tobago và Tuvalu. Đặc biệt 3 quốc gia đang bị thẻ đỏ là Campuchia, Conmoros và Saint Vincent & Grenadines.

Trước cảnh báo tren của Ủy ban Châu Âu, ngày 25/9, tại TP.HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị doanh nghiệp hải sản cam kết “Chống khai thác IUU”.

Tại hội nghị này có 52 doanh nghiệp cam kết tuân thủ các quy định của IUU và ra mắt Ban Điều hành IUU cũng như Quỹ chống khai thác IUU. Theo danh sách cập nhật trên trang web của Vasep, tính đến hôm nay đã có 73 doanh nghiệp đăng ký tham gia chống khai thác IUU.

Hạ Lan (t/h)

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu