Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội chú trọng phát triển các giống bưởi đặc sản của Thủ đô
(THPL) - Năm 2023, với sự quan tâm chỉ đạo của UBND TP, Sở NN&PTNT, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực trong phát triển các giống bưởi đặc sản của Thủ đô và kế hoạch phát triển giống bưởi đỏ Tân Lạc.
Tin liên quan
- THACO đồng hành cùng Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lần thứ I năm 2024
Giải thưởng Doanh nghiệp có sự tiến bộ vượt trội - hạng mục Báo cáo phát triển bền vững thuộc về OCB
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
PNJ nhận 2 giải thưởng uy tín dành cho doanh nghiệp niêm yết
» Hoà Bình: Lô bưởi đỏ thương hiệu Tân Lạc đầu tiên được xuất khẩu sang Anh
» “Thủ phủ” bưởi Diễn vào vụ thu hoạch phục vụ dịp Tết Nguyên đán
» Rau quả là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông sản Việt
Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật, học tập trao đổi kinh nghiệm
Trong các năm 2021-2023, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với Viện nghiên cứu rau, quả tổ chức 7 lớp đào tạo cho 200 cán bộ HTX, chủ trang trại, nông dân tiêu biểu tại các huyện Chương Mỹ, Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai, Hoài Đức, Phú Xuyên, Mê Linh, Thường Tín, Mỹ Đức, đạt 87,5% kế hoạch theo Quyết định 5343/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của UBND Thành phố Hà Nội.
Phối hợp với Trường Cao Đẳng cộng đồng Hà Tây; Trung tâm chuyển giao công nghệ và Khuyến nông- Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, phòng kinh tế, các xã, HTX tổ chức 55 lớp tập huấn cho 1.950 nông dân sản xuất bưởi tại các huyện Chương Mỹ, Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai, Hoài Đức, Phú Xuyên, Mê Linh, Thường Tín, Mỹ Đức, Thạch Thất, Sóc Sơn, đạt 84,61% kế hoạch theo Quyết định 5343/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Tổ chức 01 đoàn với 30 cán bộ ngành nông nghiệp Hà Nội gồm đại diện cán bộ Sở Nông nghiệp, Trung tâm, phòng Kinh tế, UBND các xã, HTX, nông dân tiêu biểu học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Phú Thọ, Yên Bái từ ngày 27/10 đến 01/11/2022 (Đạt 33,3% Kế hoạch theo Quyết định 5343/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội).
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong phát triển trồng mới bưởi
Trong giai đoạn 2021 – 2023, Trung tâm Phát triển nông nghiệp đã tổ chức tuyên tuyền, vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát triển trồng mới bưởi quy mô 42,4 ha, với 181 hộ tham gia, đạt 35,3% Kế hoạch theo theo Quyết định 5343/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Tổ chức thực hiện hỗ trợ chăm sóc bưởi năm thứ 2 với quy mô 127,4 ha với 313 hộ tham gia đạt 74,9% Kế hoạch theo Quyết định 5343/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Tổ chức thực hiện hỗ trợ thâm canh bưởi hữu cơ quy mô 11 ha, với 59 hộ tham gia thực hiện tại các xã Nam Phương Tiến - huyện Chương Mỹ; Yên Sở, Cát Quế - huyện Hoài Đức; Sài Sơn - huyện Quốc Oai; Vân Hà - huyện Phúc Thọ, đạt 73,3% Kế hoạch theo Quyết định 5343/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Ứng dụng đồng bộ kỹ thuật, công nghệ cao thâm canh bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP
Trong 3 năm 2021-2023, Trung tâm tổ chức triển khai hỗ trợ ứng dụng đồng bộ kỹ thuật, công nghệ cao thâm canh bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô 77 ha, với 338 hộ tham gia đạt 77% kế hoạch tại Quyết định 5343/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của UBND Thành phố Hà Nội.
Trung tâm cũng phối hợp với các đơn vị chứng nhận hữu cơ 42 mẫu đất, 42 mẫu nước, 42 mẫu sản phẩm bưởi để phân tích tại các điểm tham gia thâm canh bưởi VietGAP. Cấp 14 giấy chứng nhận VietGAP cho 14 HTX tham gia. Hướng dẫn cán bộ HTX, nông dân tham gia ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như: thụ phấn bổ sung, bón phân hữu cơ vi sinh, đốn tỉa tạo tán, cắt tỉa chùm hoa, tỉa quả, sử dụng túi bao quả bưởi, sử dụng thuốc BVTV nguồn gốc sinh học, ủ phân bón hữu cơ (đậu tương, bột ngô, cá, ..), bón phân cân đối, thu hoạch đúng độ chín để nâng cao chất lượng và mẫu mã quả;
Hỗ trợ lắp đặt 77 ha hệ thống tưới nhỏ giọt vào thâm canh bưởi giúp tăng năng suất bưởi 16%; đồng thời tiết kiệm nước, phân bón, nhân công chăm sóc giảm 50 - 75%. Năng suất bưởi tại các điểm đạt trung bình 35 tấn/ha/năm. Hiệu quả kinh tế đạt trung bình 740 triệu đồng/ha/năm (tăng 16% so với sản xuất truyền thống).
Ứng dụng đồng bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao thâm canh bưởi theo tiêu chuẩn GlobalGAP
Trong 3 năm qua, Trung tâm tổ chức triển khai hỗ trợ ứng dụng đồng bộ kỹ thuật, công nghệ cao thâm canh bưởi theo tiêu chuẩn GlobalGAP với quy mô 7,5 ha, với 27 hộ tham gia đạt 50% kế hoạch theo Quyết định 5343/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của UBND Thành phố Hà Nội.
Trung tâm phối hợp đơn vị chứng nhận hữu cơ 6 mẫu đất, 6 mẫu nước, 6 mẫu sản phẩm bưởi để phân tích tại các điểm tham gia thâm canh bưởi GlobalGAP. Cấp 2 giấy chứng nhận VietGAP cho 2 HTX tham gia.
Đã hướng dẫn cho cán bộ HTX, nông dân tham gia ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như: Cắt tỉa quản lý tán cây, thụ phấn bổ sung, bón phân hữu cơ vi sinh, đốn tỉa tạo tán, cắt tỉa chùm hoa, tỉa quả, sử dụng túi bao quả bưởi, sử dụng thuốc BVTV nguồn gốc sinh học, ủ phân bón hữu cơ (đậu tương, bột ngô, cá, ..), bón phân cân đối, thu hoạch đúng độ chín để nâng cao chất lượng và mẫu mã quả.
Hỗ trợ lắp đặt 7,5 ha hệ thống tưới nhỏ giọt vào thâm canh bưởi GlobalGAP giúp tăng năng suất bưởi 12-15%; đồng thời tiết kiệm nước, phân bón, nhân công chăm sóc giảm 50 - 75%. Năng suất bưởi tại các điểm đạt trung bình 35-40 tấn/ha/năm.Hiệu quả kinh tế đạt trung bình 650-800 triệu đồng/ha/năm (tăng 16% so với sản xuất truyền thống).
Chuẩn bị dữ liệu cấp mã số vùng trồng bưởi bằng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS phục vụ nội tiêu và xuất khẩu
Trong 3 năm qua, Trung tâm đã triển khai cấp được 3 mã vùng trồng bưởi bằng hệ thống/ tiêu chuẩn OTAS phục vụ nội tiêu và xuất khẩu với quy mô 36,32 ha tại 3 điểm: HTX NN hữu cơ xã Nam Phương Tiến - huyện Chương Mỹ: 1 mã vùng, quy mô 10 ha (9 hộ); HTX NN xã Yên Sở - huyện Hoài Đức: 1 mã vùng, quy mô 13,04 ha (224 hộ); HTX bưởi Quế Dương xã Cát Quế - huyện Hoài Đức: 1 mã vùng, quy mô 13,28 ha (101 hộ). Đạt 150% Kế hoạch theo Quyết định 5343/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của UBND Thành phố Hà Nội.
Năm 2022, Trung tâm đã phối hợp với Viện Thổ nhưỡng Nông hoá xây dựng 01 nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý La Tinh Hoài Đức cho sản phẩm bưởi đường huyện Hoài Đức (Quyết định số 6689/QĐ-SHTT chấp nhận đơn hợp lệ).
Nhằm quả bá sản phẩm bưởi, từ năm 2021-2023, Trung tâm đã triển khai hỗ trợ được 10 cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm bưởi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trung tâm phát triển nông nghiệp Hà Nội cũng đã hỗ trợ 90.000 tem Qrcode, 3.500 thùng, 60.000 túi đựng sản phẩm để khẳng định thương hiệu sản phẩm của địa phương. Kết nối tiêu thụ sản phẩm bưởi Hà Nội với các doanh nghiệp như: Công ty TNHH trái cây Thùy Anh, Tmax, của hàng thực phẩm sạch, Sói biển,… tiêu thụ 20 vạn quả bưởi cho các mô hình hữu cơ, VietGAP.
Hỗ trợ quản lý vùng trồng bưởi EGAP cho các xã Yên Sở - huyện Hoài Đức, Nam Phương Tiến, Trần Phú - huyện Chương Mỹ.
Những kết quả nổi bật trong giai đoạn 2021-2023
Diện tích bưởi của thành phố Hà Nội năm 2023 ước đạt 7.600 ha tăng 10,6% so với năm 2020 (diện tích 6.868,6 ha). Năng suất năm 2023 ước đạt: 170 tạ/ha tăng 12,9% so với năm 2020 (150,5 tạ/ha). Các huyện có năng suất bưởi đạt cao như: Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ,...Sản lượng năm 2023 ước đạt 110.000 tấn, tăng hơn so với năm 2020 (92.950 tấn) là 17,0%. Giá trị sản xuất năm 2023 ước đạt 2.176 tỷ đồng tăng 279 tỷ đồng so với năm 2020 (đạt 1.897 tỷ đồng).
Trong năm qua, Trung tâm đã hình thành và phát triển được 8 chuỗi liên kết sản xuất- tiêu thụ có hiệu quả như: chuỗi sản xuất và kinh doanh bưởi an toàn Quế Dương tại Cát Quế - Hoài Đức, chuỗi sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn của HTX nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến, chuỗi sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn của HTX DV nông nghiệp Yên Sở, Chuỗi sản xuất và tiêu thụ bưởi xã Vân Hà - huyện Phúc Thọ, Chuỗi sản xuất Vân Hà - huyện Phúc Thọ, Chuỗi sản xuất và tiêu thụ bưởi đỏ Tráng Việt - huyện Mê Linh; chuỗi sản xuất và tiêu thụ bưởi Thượng Mỗ - huyện Đan Phượng, chuỗi sản suất và tiêu thụ bưởi sạch – huyện Sóc Sơn,....
Về áp dụng kỹ thuật, Trung tâm đã chuyển giao có hiệu quả các kết quả nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật mới, quản lý sản xuất mới áp dụng vào sản xuất bưởi như cắt tỉa, tạo tán; diện tích thụ phấn bổ sung tăng từ 30% so với năm 2020; sử dụng túi bao quả tăng 15% so với năm 2020, sử dụng tưới tiết kiệm đã nâng cao năng suất, chất lượng bưởi trên địa bàn Hà Nội.
Diện tích hữu cơ, VietGAP, GloabalGAP tăng 200 ha so với năm 2020 (350 ha), từ kết quả mô hình sản xuất, thâm canh bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, GloabalGAP đã nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến nhận thức rõ rệt của các hộ, chủ trang trại sử dụng phân bón có nguồn gốc thực vật như: đậu tương, ngô thay cho phân hóa học (đặc biệt giảm đến 95% phân đạm); sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ, sinh học, đã bảo tồn nguồn thiên địch, cân bằng hệ sinh thái, sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững, góp phần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên đất, nước, môi trường bền vững. Tạo sự lan tỏa phát triển bưởi an toàn, hữu cơ, GlobalGAP ở địa phương và các địa phương khác học tập làm theo.
Xây dựng và phát triển nhãn hiệu 01 nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý, 02 nhãn hiệu tập thể bưởi Tam Vân, bưởi chua đầu tôm tăng 20% so lượng nhãn hiệu tập thể so với năm 2020; xây dựng 03 mã vùng trồng cho 03 vùng sản xuất bưởi các xã: Bưởi Nam Phương Tiến - huyện Chương Mỹ; xã Yên Sở, Cát Quế - huyện Hoài Đức). Kết quả khi sản phẩm có nhãn hiệu giá trị sản phẩm được tăng lên 1,2 đến 1,3 lần so với trước, đồng thời giới thiệu quảng bá nhãn hiệu bưởi Hà Nội tới người dân Thủ đô và các tỉnh bạn.
Tổ chức kết lối tiêu thụ sản phẩm bưởi và đã giới thiệu các doanh nghiệp như: Công ty TNHH trái cây Thùy Anh, Công ty CP Ameii Việt Nam, công ty thực phẩm toàn cầu, Công ty tập đoàn An Việt..., tiêu thụ 100 vạn quả bưởi/năm cho vùng trồng bưởi xã Nam Phương Tiến - huyện Chương Mỹ; Cát Quế, Yên Sở - huyện Hoài Đức, Vân Hà - huyện Phúc Thọ, Tràng Việt - huyện Mê Linh, Trần Phú – huyện Chương Mỹ,... Đặc biệt Công ty OTAP GlobalGAP đã gửi chào hàng 300 quả bưởi ở mã số vùng trồng bưởi Yên Sở - huyện Hoài Đức sang thị trường khó tính Nhật Bản.
Thông qua các lớp đào tạo, tập huấn đã góp phần nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, trình độ thâm canh bưởi cho cán bộ nông dân; đồng thời vận dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn trong việc trồng, chăm sóc, phòng trừ các loại sâu bệnh cho cây bưởi đạt hiệu quả cao.
Văn Nam
Tin khác
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
(THPL) - Rạng sáng ngày 23/11, đội tuyển Bóng đá Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc để bắt đầu chuyến tập huấn nhằm chuẩn bị cho AFF...23/11/2024 19:01:33Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt