"Trên đỉnh Trường Sơn": Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào
(THPL) - Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Trên đỉnh Trường Sơn" nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào (1971-2021).
Tin liên quan
- Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
» Nhiều chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội XIII của Đảng
» Không gian nghệ thuật Việt trong một giai phẩm Xuân
» Chương trình nghệ thuật đặc biệt ''Hà Nội - Huế - Sài Gòn''
Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào năm 1971 là một trong những sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược, tạo thế và lực cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Không chỉ là một chiến dịch thông thường, Đường 9 - Nam Lào còn là chiến dịch có tính xoay chuyển cục diện, cũng là một trong những chiến dịch lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thể hiện đỉnh cao trí tuệ, ý chí kiên cường, lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, hy sinh và trên tất cả là truyền thống độc lập dân tộc Việt Nam.
Tháng 1/1971, quân địch mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 với ý đồ chặn đứng con đường vận tải chiến lược chi viện từ Bắc vào Nam qua đường Trường Sơn. Địch huy động một lực lượng lớn bộ binh tinh nhuệ cùng với vũ khí hiện đại của Mỹ như xe tăng, pháo, máy bay để thực hiện được mục tiêu chiến lược của Lam Sơn 719 là đẩy mạnh Việt Nam hóa chiến tranh.
Chúng ta đã phán đoán âm mưu của địch ra sao? Tin tức tình báo có ý nghĩa gì trong việc khẳng định phán đoán đó của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu? Trước sự tấn công của kẻ thù, Tổng hành dinh đã có kế sách mang tính chiến lược như thế nào? Vì sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp 2 lần bí mật vào tận chiến trường?
Các sư đoàn của chúng ta bố trí thế trận ra sao? Làm thế nào để ta giữ bí mật sự chuẩn bị lực lượng? Vì sao máy bay trực thăng Mỹ liên tục rơi rụng một cách bất ngờ? Vì sao đây được gọi là cuộc phản công xoay chuyển cục diện?
Hàng loạt những câu hỏi lịch sử này sẽ được giải đáp trong chương trình Trên đỉnh Trường Sơn. Không chỉ bảo vệ được con đường vận tải chiến lược mang tên Đường mòn Hồ Chí Minh, với chiến thắng này, Quân Giải phóng đã đưa nghệ thuật tác chiến phản công lên một trình độ cao và hoàn thiện. Đó là nghệ thuật lập thế ta, phá thế địch; nghệ thuật phối hợp ăn ý và hiệu quả cao về tác chiến chiến dịch giữa lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ, khẳng định bản lĩnh và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Các cuộc phỏng vấn được đan cài xen kẽ trong chương trình Trên đỉnh Trường Sơn mang đến nhiều góc nhìn mới mẻ, từ đó trả lời câu hỏi: Vì sao đứng trước sự tấn công và lực lượng mạnh của quân địch trong chiến dịch Lam Sơn 719, Quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường để giành thắng lợi mang tầm vóc, ý nghĩa như vậy?
Theo dõi chương trình, khán giả sẽ cùng lắng nghe lại những ca khúc đầy cảm xúc với âm hưởng hào hùng, được nhiều thế hệ khán giả yêu, nhớ và say mê hát như: Bước chân trên dải Trường Sơn (Vũ Trọng Hối), Anh vẫn hành quân (Huy Du), Đường Trường Sơn xe anh qua (Văn Dung), Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn (Hoàng Hà), Tình ca (Hoàng Việt)… qua những giọng ca NSND Quang Thọ, ca sĩ Đông Hùng, Lan Anh, Viết Danh, Cẩm Tú, Kiều Minh…
Giao lưu nghệ thuật "Trên đỉnh Trường Sơn" sẽ được truyền hình trực tiếp trên VTV1 vào 20h10 ngày Chủ nhật 21/3.
Ngân An
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt