Trao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho nhà trường: “Lợi cả đôi đường”
(THPL) - Việc trao lại quyền lựa chọn sách giáo khoa cho nhà trường là chủ trương đúng đắn, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, giảm tiêu cực, bất cập nhằm giúp học sinh được tiếp cận với bộ sách phù hợp với năng lực, điều kiện thực tế tại địa phương.
Tin liên quan
- Trường Cao đẳng Công nghệ Sài Gòn tổ chức Ngày Hội Thông tin Tuyển sinh – SGT Open Day
Người dân cần chủ động phòng tránh các bệnh hô hấp khi trời chuyển lạnh
Bộ GD&ĐT sẽ cân nhắc việc bỏ xét tuyển sớm
Vinamilk đồng hành các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
Bộ Y tế ban hành 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030
» Thầy giáo Đào Quốc Vịnh: Cần “hết sức cân nhắc” việc Bộ GD&ĐT biên soạn SGK
» SGK theo dạng “bia kèm lạc”: Gánh nặng ngày càng trĩu vai phụ huynh
Thay vì căn cứ vào kết quả lựa chọn chung của UBND tỉnh như các năm học trước, từ năm học 2024-2025 trở đi, mỗi trường sẽ thành lập một Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa riêng theo quy định mới tại Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 28/12/2023. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 12/2/2024.
Bước cải cách tối ưu trong giáo dục phổ thông
Trong suốt 3 năm học từ năm 2020, quyền lựa chọn sách giáo khoa của các trường đều dựa trên Thông tư số 25/2020/ TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư nêu rõ “UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập hội đồng lựa chọn sách giáo khoa”.
Thầy Nguyễn Tiến Hoàng, giáo viên một trường Tiểu học tại Hà Nội cho biết: Ngay sau khi Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT được ban hành, nhà trường đã triển khai đến từng giáo viên để cùng nhau đưa ra bộ sách phù hợp nhất. Tuy nhiên, những danh mục sách mà nhà trường đề xuất lại không có trong danh mục sách giáo khoa được UBND tỉnh phê duyệt.
Chia sẻ niềm vui của những người làm giáo dục khi Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT, thầy Hoàng bày tỏ: “Chúng tôi đã mong chờ điều này từ rất lâu khi quyền chọn lựa chọn SGK về cho các nhà trường và đội ngũ giáo viên. Bởi lẽ, giáo viên là những người trực tiếp giảng dạy, truyền tải kiến thức cho học sinh nên được nghiên cứu, lựa chọn và đưa ra quyết định sẽ thuận lợi và phù hợp nhất cho quá trình dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục”.
Điểm mới của Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT chính là thành lập Hội đồng lựa chọn sách tối thiểu là 11 người. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông có quy mô dưới 10 lớp, số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 5 người.
Hội đồng lựa chọn sách bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; đại diện tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (gọi chung là tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện ban cha mẹ học sinh.
Nhiệm vụ của Hội đồng là tổ chức thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn. Từ đó, tổng hợp, đề xuất với người đứng đầu trường danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn sau khi đã thẩm định đạt yêu cầu.
UBND cấp tỉnh thay vì trực tiếp thành lập hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cho cả tỉnh như quy định cũ thì ở quy định mới chỉ còn nhiệm vụ quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục lựa chọn (do sở GD-ĐT trình). UBND cấp tỉnh phải đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục sách được phê duyệt để sử dụng trong các trường trước 30/4 hàng năm.
Bước cải cách mới chưa từng có trong tiền lệ của ngành giáo dục năm tới chính là thành phần là đại diện ban đại diện cha mẹ học sinh của trường. Chị Đỗ Lan Anh, Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh một trường cấp 3 tại Hà Nội cho biết, khi cha mẹ và thầy cô có chung một quan điểm sẽ đưa ra được định hướng chung, phương pháp dạy và học hiệu quả dựa trên bộ sách phù hợp, khơi dậy tinh thần học tập của con, giúp con tự tin nắm vững tri thức.
Trong Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT cũng đã quy định rõ: “Người đã tham gia biên soạn sách giáo khoa hoặc tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa không được tham gia hội đồng. Tứ thân phụ mẫu và anh chị em ruột thịt hai bên vợ/chồng của người làm sách giáo khoa cũng không được phép có mặt trong hội đồng này. Tương tự, người làm việc ở các nhà xuất bản, các tổ chức có sách giáo khoa không được phép liên quan tới hội đồng lựa chọn sách giáo khoa tại các cơ sở giáo dục”.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đã khẳng định: "Năm 2024 là năm quan trọng, có tính chất nước rút với đổi mới giáo dục phổ thông, khi các lớp cuối cùng bước vào triển khai và chuẩn bị đánh giá cả chu trình đổi mới; cùng với đó là hàng loạt các công việc cần thực hiện theo kết luận giám sát đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Ủy ban Thường vụ Quốc hội".
128 danh mục sách giáo khoa mới được phê duyệt
Việc phê duyệt sách giáo khoa mới cho cả 3 cấp học theo chuẩn Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT sẽ là căn cứ để các địa phương, nhà trường nghiên cứu, lựa chọn và quyết định sách giáo khoa phù hợp để đưa vào giảng dạy ngay sau khi kết thúc năm học 2023-2024.
Trước đó, ngày 01/12/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã ký Quyết định 4119/QĐ-BGDĐT phê duyệt sách giáo khoa lớp 5 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông với 41 đầu sách giáo khoa của các môn học, hoạt động giáo dục dành cho học sinh lớp 5 sẽ được sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2024-2025.
Cũng trong tháng 12/2023, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã ký Quyết định 4338/QĐ-BGDĐT phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 9 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông với 48 đầu sách giáo khoa của các môn học, hoạt động giáo dục dành cho học sinh lớp 9 sẽ được sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2024-2025. Như vậy, từ năm học tới, học sinh lớp 9 sẽ được học các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Lịch sử và Địa lý, Giáo dục Công dân, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, Công nghệ.
Trong Quyết định số 88/QĐ-BGDĐT được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ký ngày 5/1/2024 đã phê duyệt 39 danh mục sách giáo khoa lớp 12 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Các môn học cụ thể gồm: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục thể chất, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Công nghệ, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp.
Hiện nay, học sinh của cả 3 lớp: 5,9,12 trên cả nước đang học sách giáo khoa thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Đây sẽ là những lứa học sinh cuối cùng chất dứt việc học theo chương trình cũ trong các nhà trường, tiến tới đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông từ năm học 2024-2025.
Quốc An
Tin khác
-
Hà Tĩnh: Bắt giữ 2 đối tượng, mua bán hơn 4,5 triệu USD qua biên giới
-
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra xuất hóa đơn điện tử từng lần bán tại cây xăng
-
Nghệ An: Khai mạc Hội chợ xúc tiến Công thương và Sản phẩm làng nghề truyền thống năm 2024
-
Trường Cao đẳng Công nghệ Sài Gòn tổ chức Ngày Hội Thông tin Tuyển sinh – SGT Open Day
-
Khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất tại Quảng Nam
-
21 năm CEO Phú Quốc: Dấu ấn tiên phong tại Đảo Ngọc
Kiến tạo không gian sống thoải mái với thiết kế nhà phố thông minh cùng Xây dựng Trường Sinh
(THPL) - Với những ngôi nhà phố, nơi diện tích thường bị hạn chế, việc tối ưu hóa không gian sống không chỉ là một yêu cầu, mà còn là...10/12/2024 15:55:00Người dân cần chủ động phòng tránh các bệnh hô hấp khi trời chuyển lạnh
(THPL) - Hiện nay, khi mùa lạnh và hanh khô bắt đầu, mọi người dễ gặp phải các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi...10/12/2024 17:17:45Thị trường tàu xe Tết "nóng" từng ngày, nhiều chặng đã hết vé
(THPL) - Còn gần 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng thị trường vé tàu, xe, máy bay đang trở nên 'nóng' từng ngày, nhiều...10/12/2024 17:33:29Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn thắp sáng cây thông Noel, khởi động Năm Du lịch 2025
THPL - Ngày 7/12/2024, tại Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn, sự kiện Festival Famtrip 2024 và Lễ thắp sáng cây thông Noel do Tập đoàn CEO tổ chức đã...10/12/2024 17:33:55
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024
(THPL) - Sau 5 tháng diễn ra với sự đồng hành của LPBank trên cương vị là nhà tài trợ kim cương, cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ khi đưa ra các sản phẩm và giải pháp công nghệ số xuất sắc, ứng dụng vào thực tiễn phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia. - Người nổi tiếng dùng xe VinFast: Tự hào khi sử dụng sản phẩm của thương...
- Công viên Lễ hội: Tâm điểm đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group tại Hà Nam
- Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Chè cổ trăm năm tuổi làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương
Thái Nguyên từ lâu đã nổi tiếng với danh xưng “Đệ nhất danh trà”, một biểu tượng của văn hóa trà Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng, trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái. - Nhiều công trình và điểm đến của Sun Group được trao giải World Travel...
- Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet,...
- Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Mẫu tủ quần áo Hòa Phát hiện đại
- thuê máy photocopy ricoh
- XSMN thứ 5 trực tiếp