Tiền Giang: Doanh nghiệp “rơi xuống vực” từ hợp tác kinh doanh
THPL - Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng và xuất nhập khẩu trái thanh long có thương hiệu tại Tiền Giang, nhiều năm gửi đơn cầu cứu tới lãnh đạo Đảng, nhà nước, cơ quan chức năng, cơ quan pháp luật vì bỗng nhiên dính vào lao lý, kiện tụng kéo dài. Nguyên do chính từ đối tác góp vốn thành lập doanh nghiệp chung ‘trở mặt’ tố cáo ra cơ quan chức năng.
Tin liên quan
- Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
» Tiền Giang: Buôn bán phân bón giả, hộ kinh doanh bị phạt hơn 100 triệu đồng
» Vú sữa Tiền Giang xuất sang Hoa Kỳ
» Tiền Giang: Thương lái đột ngột ngừng mua khiến thanh long rớt giá
Ban đầu, đó chỉ là hoạt động dân sự, hợp tác kinh doanh đơn thuần giữa doanh nghiệp với nhau. Tuy nhiên, sự việc bị các cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang “hình sự hóa”, khiến Công ty Cát Tường bị đẩy đến bờ vực phá sản và ông chủ trở thành đương sự một vụ án hình sự, kinh tế kéo dài. Vậy đâu là sự thật?!
Từ đối tác kinh doanh thành “đối thủ” ở tòa án
Ngày 24/4/2019, ông Đoàn Văn Sang và ông Trần Văn Sang là chủ Công ty TNHH Sản xuất chế biến nông sản Cát Tường (Công ty Cát Tường) có trụ sở tại số 212, QL 50, xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ký thỏa thuận hợp tác kinh doanh, góp vốn thành lập doanh nghiệp sản xuất, chế biến trái cây với Công ty CP đầu tư xây dựng Hồng Lĩnh (gọi tắt Cty Hồng Lĩnh). Doanh nghiệp có địa chỉ số 24, đường số 10, khu biệt thự Sông Ông Lớn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, do ông Nguyễn Hồng Chương làm chủ.
Nội dung thỏa thuận hợp tác kinh doanh cho biết, Công ty Cát Tường cung cấp giống, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, kỹ thuật xây dựng nhà máy chế biến và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp do 2 bên sản xuất ra. Doanh nghiệp chung được sử dụng thương hiệu “Cát Tường’’ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ, đây là thương hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường trong và nước ngoài. Đồng thời, rất có tiếng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo đó, công ty Hồng Lĩnh phải cung cấp đủ tài chính, quỹ đất, cơ sở hạ tầng trên đất phục vụ cho việc trồng, chăm sóc và thành lập nhà máy chế biến trái cây.
Từ thỏa thuận chung, Công ty Cát Tường sẽ góp 3 triệu hom giống thanh long vỏ vàng tai xanh có giá trị 610 tỷ đồng cùng kỹ thuật trồng, chăm sóc. Công ty Hồng Lĩnh bắt buộc cung cấp quỹ đất 500 ha và cơ sở hạ tầng trên đất, giá trị 510 tỷ đồng cùng nguồn tài chính 680 tỷ đồng.
Tiến độ góp vốn của cả hai doanh nghiệp đều ấn định trong vòng 20 tháng, kể từ khi ký hợp đồng hợp tác đầu tư, ngay khi doanh nghiệp mới có giấy phép hoạt động. Điều đó, tương ứng với quá trình xây dựng, hình thành, phát triển và nhu cầu vốn phục vụ hoạt động của doanh nghiệp dự kiến thành lập.
Sau khi hợp tác kinh doanh được ký kết, ngày 27/5/2019, sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên gọi Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông nghiệp Công nghệ cao Hồng Lĩnh Cát Tường (gọi tắt là Hồng Lĩnh Cát Tường) do ông Trần Văn Sang, chức vụ Tổng giám đốc làm người đại diện theo pháp luật.
Sau khi ký kết thành lập pháp nhân mới, hai ông chủ doanh nghiệp Cát Tường nhanh chóng chuẩn bị đầy đủ 03 triệu hom thanh long giống vỏ vàng tai xanh theo thỏa thuận. Công ty Cát Tường cử cán bộ kỹ thuật, chuyển xơ dừa, phân vi sinh, trồng trụ sẵn sàng... Đồng thời, ngày 17/8/2019, chuyển 84.300 cây giống (trong tổng số 03 triệu cây giống trong hợp đồng), đến địa điểm khu vực Hồ Cà Dây, xã Bình An, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận tiến hành cắm hom trên đất nơi Công ty Hồng Lĩnh có phần đất góp đầu tư.
Tuy nhiên, quá trình hợp tác Công ty Cát Tường ngỡ ngàng phát hiện một phần đất của Công ty Hồng Lĩnh đưa vào vốn góp không thuộc quyền sử dụng đất của Công ty Hồng Lĩnh như đã cam kết. Đáng nói, phần diện tích đất này lại bị chính UBND tỉnh Bình Thuận thanh tra, chỉ ra một loạt sai phạm liên quan đến sử dụng sai mục đích đất, không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quyền sử dụng đất cũng không được cấp cho Công ty Hồng Lĩnh. UBND tỉnh Bình Thuận buộc Công ty Hồng Lĩnh phải khôi phục hiện trạng và khắc phục hậu quả.
Khi pháp lý về quyền sử dụng đất không minh bạch, kế hoạch góp vốn gặp trục trặc. Đáng ra, ông Nguyễn Hồng Chương, chủ công ty Hồng Lĩnh, phải chuyển nốt 60 tỷ đồng thanh toán cho Công ty Cát Tường theo thỏa thuận tại điều 3 của hợp đồng đã kí kết (chậm nhất tháng 10/2019), hoặc gặp trực tiếp lãnh đạo công ty Cát Tường để bàn bạc phương án giải quyết với ông Trần Văn Sang và Đoàn Văn Sang.
Phớt lờ việc đó, lãnh đạo công ty Cát Tường nhiều lần gửi thư mời ông Nguyễn Hồng Chương – Giám đốc, kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty Hồng Lĩnh đến bàn bạc giải quyết liên quan nghĩa vụ của các bên trong thỏa thuận hợp tác kinh doanh ngày 24/4/2019. Nhưng phía ông Chương cho rằng thỏa thuận hợp tác kinh doanh ngày 24/4/2019 là không có pháp lý. Khủng khiếp hơn, ông Chương tiến hành việc viết đơn tố cáo lãnh đạo Công ty Cát Tường ra cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang, dẫn đến hàng loạt hệ lụy tiếp theo mà Công ty Cát Tường phải hứng chịu sau này.
Việc cơ quan chức năng khởi tố vụ án, có dấu hiệu hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế một cách trái với quy định pháp luật, tạm hoãn xuất cảnh với ông Đoàn Văn Sang và ông Trần Văn Sang (Công ty Cát Tường) đã khiến cho doanh nghiệp bị thiệt hại rất lớn. Từ một doanh nghiệp lớn, có thương hiệu với kim ngạch xuất khẩu cao, nhưng chỉ vì một Quyết định khởi tố vụ án hình sự của cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang đã đẩy doanh nghiệp đến bên bờ vực phá sản, đẩy hàng loạt người lao động vào thế đường cùng khi mà doanh nghiệp không thể ký được các hợp đồng mới vì các đối tác làm ăn từ trước tới nay đã không còn tin tưởng.
Thương hiệu bị ảnh hưởng, doanh nghiệp “đẫm nước mắt” trong vòng xoáy tố tụng
Được biết, thương hiệu Công ty Cát Tường là một trong những đơn vị có vùng nguyên liệu lớn tại các tỉnh Tiền Giang, Long An, họ thực hiện liên kết chuỗi giá trị nông sản với nông dân từ trồng trọt, chăm sóc, bao tiêu ra thị trường nước ngoài theo tiêu chuẩn Global GAP từ nhiều năm qua.
Đây là một trong những doanh nghiệp gia công trái cây xuất khẩu có sản lượng lớn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cũng là một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh với nhiều loại trái cây chủ lực là: thanh long, xoài, mít, sầu riêng, chôm chôm,...
Thời điểm đó, đại dịch Covid -19 ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống, xã hội nhất là xuất khẩu hàng hóa, thế nhưng trong bối cảnh khó khăn đó, Công ty TNHH Sản xuất Chế biến nông sản Cát Tường vẫn khắc phục khó khăn, tìm hướng đưa mặt hàng này xuất khẩu ra nhiều thị trường khó tính, đem lại thu nhập cho doanh nghiệp và nông dân.
Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian điều tra của cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang đã khiến cho đời sống của hàng nghìn hộ dân trong toàn bộ chuỗi liên kết giá trị nông sản của 2 tỉnh Tiền Giang và Long An được Công ty Cát Tường xây dựng trong nhiều năm qua có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn, và doanh nghiệp đứng đầu về thu mua nông sản khu vực Tây Nam bộ đứng trước bờ vực phá sản, thiệt hại về kinh tế là không thể tính được. Hệ lụy là doanh nghiệp không thể chi trả kịp thời nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng và “mấp mé” trước bờ vực thẳm!
Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin về nội dung này.
Văn Minh - Sang Kiên
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt