“Thương hiệu Việt” với chuỗi giá trị “thực” từ Trung Quốc
(THPL) - Cơn khủng hoảng truyền thông mang tên “Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt” đang khiến dư luận ngày một “dậy sóng”, với những cái tên đình đám được nhắc đến như Asanzo hay mới đây nhất là thương hiệu Sunhouse, phải chăng là sự “tắc trách” của một nhãn hàng hay bản chất thực sự là những đánh tráo khái niệm của thương hiệu Việt?
Tin liên quan
- RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
Bamboo Capital và hành trình 13 năm phát triển bền vững, kiến tạo giá trị cho cộng đồng
F24 Vietnam - Hệ sinh thái kết nối người dùng - Thợ/Đội thợ - Nhà cung ứng
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024: Cộng hưởng, kết nối, đánh thức tinh thần sáng tạo
» Hơn 80 thương hiệu Việt tham gia Hội chợ Thương mại Việt - Lào 2019
» Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam cùng Hội Mỹ nghệ Kim hoàn đá quý Việt Nam kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí CMVN 21/6
» Ciputra Hà Nội - Top 10 Thương hiệu tin dùng nhất Châu Á
Trong loạt bài viết này, người viết không nhận xét về sự sai hay đúng của những thương hiệu đang bị “nghi ngờ” trên mà sẽ hướng độc giả nhìn nhận về một sự thật khắc nghiệt rằng: Thương hiệu Việt hàng ngày bị đe dọa bởi lượng hàng hóa khổng lồ đến từ Trung Quốc và sự trói buộc trong kinh doanh mang tính “phụ thuộc thị trường ấy” đang thay đổi một bộ phận tư duy doanh nhân là có nên đánh đổi thương hiệu lấy lợi nhuận. Và ở đây, cũng cần nên nhìn nhận lại vai trò chức năng quản lý nhà nước, cơ quan đáng lý vạch rõ trắng đen, lại lúng túng và bất lực bởi nhiều sự chồng chéo.
Bài 1: Định lượng thế nào là sự “đội lốt”?
Một trong những chuyên gia hàng đầu về thương hiệu, ông Danny Võ đã từng mượn ngạn ngữ Nga để bình luận: Một nửa ổ bánh mỳ là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật không còn là sự thật nữa. Vị CEO thương hiệu đầy tài năng này cho rằng, một sản phẩm Việt, nâng tầm hơn là một thương hiệu Việt, là kết tinh của trí tuệ người Việt, sản xuất mặt hàng bởi chính bàn tay người Việt, với những giá trị tạo dựng phải là của người Việt Nam. Khi đó, sản phẩm mới có thể đường chính công nhận là sản phẩm Việt, để phân biệt với những loại hình “vay mượn” khác.
Điều này một lần nữa để nhận định rõ hơn thế nào là sản phẩm Việt, khi trong thực tế người tiêu dùng đang có sự nhầm lẫn về sản phẩm “Made in Việt Nam”. Sản xuất tại Việt Nam song chất liệu tạo thành sản phẩm chưa hẳn đã là của người Việt. Và với tỷ trọng lớn thành phầm có yếu tố nước ngoài thì không gọi còn là hàng Việt thuần Việt nữa.
Ví dụ dễ thấy nhất là cây tăm tre Việt Nam, làm từ cây tre trên đất Việt, công nghệ gia công được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận, nghiễm nhiên đó là hàng Việt và sản phẩm này thực sự là niềm tự hào của người Việt khi đã chiếm trọn một phân khúc thị trường vốn là bể rộng mênh mông của hàng nghìn sản phẩm thứ yếu đang bị hàng Trung Quốc ngày một “xâm lấn” và thôn tính.
Một chiếc áo thun, tên một thương hiệu danh tiếng, sản xuất tại Việt Nam song từ công nghệ, mẫu mã lẫn chất liệu tạo dựng có nguồn gốc từ nước ngoài, thực chất sẽ không còn là hàng Việt, hay từ đó có thể tạo dựng một thương hiệu Việt.
Bản chất của thị hiếu thành phẩm đang đánh lừa thị giác và bản chất của tạo dựng sản phẩm, bị bao bọc bởi nhiều sự “vay mượn” đang “đánh lừa” người tiêu dùng.
Tuy nhiên, sự “đánh lừa” hay còn gọi là nửa sự thật ấy cũng chưa hẳn đã xấu, nếu như sản phẩm được liệt kê rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, chất liệu, công nghệ, mẫu mã, được sự chứng thực của các cơ quan có chức năng. Nói cách khác, sản phẩm đạt chất lượng và quan trọng hơn cả là được sự chấp thuận của người tiêu dùng.
Song, sự lừa dối, cụm từ “đội lốt” hay dùng, chính là sự “vay mượn” có chủ định khi bản chất hoàn toàn là trái ngược.
Người tiêu dùng hẳn nhiều lần chứng kiến các sản phẩm gắn mác thương hiệu Việt nhưng xuất xứ lại từ Trung Quốc hay một nước thứ ba nào đó và điều này đang hiển hiện không chỉ ở nhiều siêu thị, trung tâm thương mại Việt Nam hiện nay. Sự lừa dối ấy còn ồ ạt vào thị trường nông thôn, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng dân trí thấp vốn dĩ người tiêu dùng nghe tiếng mà mua, khi không hề biết rằng, tỷ trọng hàng Việt thậm chí là con số không, và sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ không hề tương xứng với sự quảng bá trước đó, thậm chí chất lượng yếu và độc hại.
“Sự đội lốt, nửa sự thật lừa dối có xuất phát từ lợi nhuận đem lại. Nếu sản xuất, gia công tại Việt Nam, giá thành sản phẩm sẽ rất cao, trong khi chỉ cần một đơn đặt hàng, mẫu mã ấy đến từ bên kia biên giới sẽ chỉ còn một nửa, thậm chí một phần ba giá. Vậy một doanh nghiệp Việt, thao tác duy nhất chỉ là gắn mác, dùng giá chất liệu sản phẩm mua thấp thấp, liệu có thể coi là một thành phẩm mang tên thương hiệu Việt? Dường như câu chuyện của Asanzo, Suhouse hay nhiều nhãn hàng chưa kể ra đang rơi vào câu hỏi ấy”, chuyên gia Danny Võ từng đánh giá.
Có một câu chuyện như này, chỉ cần bước sang Pò Chài (Trung Quốc), mảnh đất thương phú cho đồ gia dụng và hàng hóa thứ yếu, đến bất cứ cửa hàng nào, chỉ cần mang đến một sản phẩm Việt, thì chỉ ít ngày sau, mẫu mã ấy sẽ hình thành tương tự với giá thành còn thấp hơn trí tưởng tượng. Và ở đây nếu có sự liên danh liên kết nào đó, từ sự “đội lốt” nhắc đến, thì dễ hiểu cho hàng hóa trên thị trường mang danh thương hiệu Việt vốn trắng đen không rõ ràng.
Trong một điều tra mới đây, người viết đã từng mang đến nhà máy cao su sao vàng (Hà Nội) một chiếc săm xe máy mua từ đại lý của công ty này tại Lâm Đồng. Bản thân, các vị giám đốc ở đây khi xử lý hóa nghiệm mới biết đó là hàng giả và mắt thường, với mẫu mã giống hệt, không thể nhận biết sự gian dối ấy. Hàng hóa giả, với công ty cao su sao vàng, là sự thụ động. Song đội lốt có tính chủ động, với nguồn cung chưa bao giờ đáp ứng cầu, vì lợi nhuận, người dân hẳn sẽ lãnh đủ.
Quay trở lại câu hỏi định lượng thế nào là sự “đội lốt”, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), TS Vũ Tiến Lộc từng cho rằng, quy tắc xuất xứ, tùy theo các hiệp định thương mại quy định về tỷ lệ nội địa hóa, như khu vực ASEAN, hay các quốc gia trong TPTPP sẽ khác nhau từ đó sẽ định nghĩa sản phẩm như nào là “made in Vietnam”. Song nếu là sản phẩm từ quốc gia khác, “đè lên” bằng thương hiệu Việt Nam, rõ ràng đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lừa đảo người tiêu dùng.
Nhu cầu là thiết yếu, tính phát triển và mở rộng thị trường là thực hữu, song với sự tràn lan của hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc hiện nay, dường như đã và đang thay đổi dần không chỉ một bộ phân tư duy, đánh đổi thương hiệu lấy lợi nhuận. Một khảo sát năm 2018, tuy không chính thức của VCCI, số liệu cho thấy hàng Việt thực sự bị yếu thế. Đó là dù đã nâng lượng hàng hóa Việt, song tỷ trọng hàng Việt ở các các chợ truyền thống, chợ đầu mối, cửa hàng sỉ lẻ, kém xa nhiều so với hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc hay các quốc gia khác. Chợ Đồng Xuân, Ninh Hiệp (Hà Nội), chợ Sắt (Hải Phòng), chợ Đông Kinh (Lạng Sơn) và nhiều nơi khác là ví dụ. Vậy “phải thay đổi thái độ”, vì sự cạnh tranh và lợi nhuận, đã dẫn đến những nhập nhèm, hay đội lốt của không chỉ những thương hiệu Việt điểm mặt chỉ tên trong thời gian qua? Nói như một lãnh đạo Bộ Công thương, nếu khảo sát và thanh kiểm tra toàn diện, sẽ nhiều hơn nữa những doanh nghiệp Việt đang trục lợi từ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. “Đội lốt”, là ngôn từ cuối cùng được dùng khi bị phát hiện và xử lý.
Bài 2: Chiến lược “tổ kiến” và tâm lý sân sau của nguyên liệu không phải của Việt Nam.
Tuấn Việt
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt