Thủ tướng yêu cầu chủ động thích ứng linh hoạt, hiệu quả với tình hình thế giới và khu vực
(THPL) - Thủ tướng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, minh bạch, thông thoáng, hấp dẫn, khả năng tự lực, tự cường, tính chủ động, sáng tạo của nền kinh tế để thích ứng linh hoạt, hiệu quả trước những biến động của tình hình thế giới, khu vực.
Tin liên quan
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tương lai cho thế hệ vươn mình
Dành một tháng lấy ý kiến nhân dân về sửa Hiến pháp
Hiệp hội Dữ liệu quốc gia: Động lực mới cho đổi mới sáng tạo quốc gia
Thủ tướng: Phát huy hơn nữa vai trò của thanh niên, tập trung vào “3 tiên phong” và “6 trọng tâm”
Tạm dừng một số nhiệm vụ liên quan đến đơn vị hành chính các cấp
» Thủ tướng: Phấn đấu năm nay cơ bản hoàn thành việc xoá nhà tạm, nhà dột nát
» Phó Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho 5 dự án đường bộ cao tốc
» Thủ tướng yêu cầu bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết
Ngày 10/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 06/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để chủ động thích ứng linh hoạt, kịp thời, phù hợp, hiệu quả với tình hình thế giới, khu vực nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Tại Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt ít nhất 8% và phấn đấu 2 con số trong những năm tiếp theo, gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phát triển nhanh, bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội; giữ gìn môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.
Nâng cao năng lực cạnh tranh, minh bạch, thông thoáng, hấp dẫn, khả năng tự lực, tự cường, tính chủ động, sáng tạo của nền kinh tế để thích ứng linh hoạt, hiệu quả trước những biến động của tình hình thế giới, khu vực; đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; đa dạng hóa sản phẩm và chuỗi cung ứng; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới để đa dạng hóa động lực cho phát triển.

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với các đối tác, nhất là các nước láng giềng, các nước lớn, các nước bạn bè truyền thống, các nước Đối tác chiến lược toàn diện, Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện; có giải pháp chủ động, hiệu quả cân bằng thương mại với các đối tác thương mại lớn, thúc đẩy ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định bảo hộ đầu tư, góp phần tạo lập, củng cố và thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư ổn định, bền vững, lâu dài giữa Việt Nam và các nước.
Về phương châm thực hiện, Chỉ thị nêu rõ phải bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc, phục vụ tốt nhất các mục tiêu phát triển, bảo vệ chủ quyền, an ninh, nâng cao vị thế của đất nước trên tinh thần tích cực chủ động thích ứng linh hoạt, hiệu quả các tình huống phát sinh từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Bình tĩnh, chủ động, kiên trì, linh hoạt tiến hành các biện pháp chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư bằng nhiều phương thức, hình thức để tăng cường đối thoại, thúc đẩy hợp tác với các nước trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".
Ưu tiên giải quyết dứt điểm, kịp thời, hiệu quả những vấn đề mà các đối tác quan tâm, nhất là các chương trình, dự án cụ thể; thể hiện sự hiểu biết, thiện chí, tinh thần cầu thị, chân thành, quyết liệt, hiệu quả của Việt Nam trong hành động và triển khai các thỏa thuận, cam kết để củng cố niềm tin với các đối tác.
Trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện, cần tính toán tổng thể, hợp lý đối tượng, mức độ, phạm vi các vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư có thể đem ra trao đổi trên cơ sở thương mại công bằng, có đi có lại, đáp ứng hài hòa, thỏa đáng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên.
Về định hướng một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động thúc đẩy mạnh mẽ các biện pháp chính trị - ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính – ngân hàng, quốc phòng – an ninh nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố và tăng cường quan hệ tốt đẹp với các nước, nhất là các nước lớn, các nước Đối tác chiến lược toàn diện trên cơ sở tin cậy, chân thành, hài hòa lợi ích; tập trung chủ động, khẩn trương thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao, các hình thức giao lưu, tiếp xúc đa dạng, linh hoạt ở tất cả các cấp, các kênh; tạo môi trường thuận lợi cho tăng cường hợp tác hiệu quả hơn trên tất cả các lĩnh vực nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... Khẩn trương hoàn thiện Đề án, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Kế hoạch hành động về cân bằng thương mại hài hòa, bền vững với các đối tác lớn, trong đó lưu ý tính chất bổ sung trong cơ cấu thương mại giữa Việt Nam với các nước thay vì cạnh tranh trực tiếp; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 12 tháng 3 năm 2025 để tổ chức triển khai ngay trong tháng 3 năm 2025.
Tiếp tục khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu, thúc đẩy xúc tiến thương mại; khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, thúc đẩy ký các FTA mới với các thị trường tiềm năng (Trung Đông, Châu Phi, Mỹ La-tinh, Trung Á, Ấn Độ, Brazil…). Tiếp tục vận động, thúc đẩy các nước sớm dỡ bỏ các hạn chế, kiểm soát về xuất khẩu công nghệ cao; công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Nâng cao năng lực, kiểm soát nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhằm giảm thiểu tác động từ các dòng đầu tư bên ngoài có dấu hiệu không lành mạnh, lẩn tránh thuế quan có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của nước ta; tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; bảo vệ và thực hiện nghiêm bảo vệ sở hữu trí tuệ, không vi phạm bản quyền. Chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ các ngành hàng, doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, thích ứng với các rào cản kỹ thuật mới của các đối tác xuất khẩu nhằm thúc đẩy xuất khẩu bền vững.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát các sắc thuế đang áp dụng với các nước, nhất là các nước có quan hệ Đối tác chiến lược/Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, trong đó có Hoa Kỳ trên tinh thần đảm bảo hài hòa, cân bằng lợi ích; khẩn trương trình Chính phủ việc sửa Nghị định 26/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2023 để điều chỉnh thuế suất một số nhóm mặt hàng đảm bảo hài hòa, hợp lý, có lợi cho cả hai bên theo trình tự thủ tục rút gọn, hoàn thành trong tháng 3 năm 2025.
Tiếp tục nhân rộng và phát huy cơ chế Tổ công tác làm việc với các nhà đầu tư chiến lược, nghiên cứu thực hiện hiệu quả phát triển "Cổng một cửa đầu tư quốc gia", báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương xây dựng các phương án, biện pháp phù hợp trong giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp tác với các đối tác trong thanh toán, tiền tệ; áp dụng các biện pháp cân bằng, hợp lý, hài hòa.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ động xây dựng Đề án hợp tác về các lĩnh vực tiềm năng như khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, nông nghiệp… với các đối tác; thúc đẩy mở cửa hơn nữa thị trường của nhau cho các mặt hàng hai bên có thế mạnh, nhu cầu, đáp ứng lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của các bên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2025.
Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao bám sát chủ trương, đường lối, chính sách tại Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia để thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác với các đối tác lớn, Đối tác chiến lược toàn diện có trình độ khoa học, công nghệ, chuyển đổi số phát triển, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật…; kịp thời xử lý các quan tâm của phía đối tác liên quan đến thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; bảo đảm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung giải quyết hiệu quả các chương trình, dự án còn khó khăn, vướng mắc với các đối tác, nhất là các chương trình, dự án lớn phía đối tác đang đặc biệt quan tâm và phù hợp với nhu cầu của Việt Nam; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp nước ngoài mở rộng đầu tư, chuyển dịch và duy trì chuỗi cung ứng tại Việt Nam, thúc đẩy sự tham gia ngày càng sâu của các doanh nghiệp Việt Nam vào các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Công an theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung giải quyết dứt điểm quan tâm của các đối tác về giấy phép lao động, thị thực. Trong đó, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an khẩn trương rà soát, nghiên cứu, đề xuất bổ sung các trường hợp được áp dụng chính sách miễn thị thực đơn phương trên cơ sở yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong tình hình mới, bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2025.
Bộ Công an chủ trì rà soát, tổng hợp các chính sách ưu đãi về thị thực của Việt Nam đối với từng đối tượng (khách du lịch, chuyên gia, tỷ phú, nhà khoa học, các nhân vật nổi tiếng, các nghệ sỹ, vận động viên thể thao tài năng…); bao gồm các cơ chế xem xét cấp thẻ tạm trú, thị thực điện tử, mua thẻ cư trú...
Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp cải tiến và thực hiện hiệu quả các chính sách theo hướng tạo thuận lợi tối đa, cắt giảm mạnh mẽ các thủ tục hành chính, trong đó có việc nâng cấp hệ thống e-visa theo hướng ngày càng thuận lợi, dễ tiếp cận, đơn giản, thông thoáng; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2025.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các bộ, cơ quan liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi các nghị định liên quan đến cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, đề xuất sửa đổi theo hướng tạo điều kiện miễn giấy phép lao động hoặc rút gọn thủ tục cấp giấy phép lao động cho các đối tượng thuộc lĩnh vực cần ưu tiên; báo cáo Thủ tướng trong tháng 3/2025.
Tuấn Kiệt
Tin khác
EU sẽ kiểm soát asen vô cơ với thủy sản, doanh nghiệp Việt cần chủ động ứng phó
Đề án phát triển kinh tế tư nhân phải tạo được "cú hích"
Đồng Nai xem xét đầu tư tuyến đường trên cao trị giá 12.000 tỷ đồng
Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM, Hà Nội
Giá vàng và ngoại tệ ngày 25/3: Nhẫn trơn và miếng SJC quay đầu giảm
Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tương lai cho thế hệ vươn mình
(THPL) - Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước, là nhân tố quan trọng trong xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá...25/03/2025 11:40:43Định giá thương hiệu MB đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 59 bậc lên vị trí thứ 168 trong top 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu 2025 của Brand Finance
(THPL) - Theo báo cáo toàn cầu mới nhất của Brand Finance công bố ngày 20/3/2025 về Top 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị cao nhất toàn cầu, giá...25/03/2025 09:33:09Dự báo thời tiết ngày 25/3: Nắng nóng xuất hiện nhiều nơi trên cả nước
(THPL) - Hôm nay 25/3, các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ trời tạnh ráo, tiếp đà tăng nhiệt. Khu vực Đông Nam Bộ vẫn tiếp tục xuất hiện nắng...25/03/2025 07:34:53Bộ GD&ĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025
(THPL) - Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT vừa công bố, kỳ thi tốt nghiệp năm 2025 được đẩy sớm lên 1 ngày, tức ngày 25/6 thí sinh làm thủ tục...24/03/2025 19:42:41
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Top 10 Công ty Bất động sản uy tín năm 2025
(THPL) - Ngày 21/3/2025, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã chính thức công bố Top 10 Công ty Bất động sản uy tín năm 2025. - Phó Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại Bệnh...
- Sun Property được vinh danh Top 10 nhà phát triển BĐS hàng đầu Việt Nam
- Năm 2025: BIC vươn mình bứt phá, hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập