Thiệu Hóa - Thanh Hóa: "Mỏ vàng" để phát triển du lịch về nguồn
(THPL) - Là một huyện đồng bằng trung tâm xứ Thanh, Thiệu Hóa là vùng đất của các di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng nổi tiếng. Đây có thể coi là "bàn đạp" để phát triển du lịch về nguồn, nhưng đến nay huyện vẫn chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của loại hình này.
Tin liên quan
- Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
Tiềm năng du lịch lớn
Thiệu Hóa - vùng đất cổ, một địa danh nổi tiếng của xứ Thanh, là nơi giao thoa, hội tụ của thiên nhiên sông núi, gắn các giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của cư dân Việt Cổ thuộc nền văn hóa Đông Sơn.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, nhắc đến Thiệu Hóa, người ta không chỉ không biết đến nơi đây là vùng đất có lịch sử lâu đời, bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, còn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi sản sinh nhiều vị anh hùng, danh nhân văn hóa của dân tộc, phải kể đến như: Nguyễn Quán Nho, Lê Văn Hưu, Đinh Lễ, Lê Khắc Tháo…
Trong bức tranh lịch sử đầy biến động, cùng sự phát triển không ngừng trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân, những công trình kiến trúc, các di tích lịch sử, văn hóa đình, đền, chùa… luôn là một phần trong di sản văn hóa do nhân dân sáng tạo ra. Không chỉ là những “pho sử lộ thiên”, các công trình kiến trúc này còn hội tụ tất cả các giá trị văn hóa - nghệ thuật, kinh tế - du lịch, văn hóa tâm linh, két cấu cộng đồng.
Theo thống kê, toàn huyện có 272 di tích, trong đó có 44 di tích được xếp hạng (6 di tích cấp Quốc gia, 38 di tích cấp tỉnh); 21 di sản văn hóa phi vật thể, có nhiều lễ hội, lễ tục, trò chơi dân gian, nghề thủ công truyền thống (đúc đồng, bánh đa). Phải kể đến các di tích lịch sử văn hóa như: Đền thờ, lăng mộ Lê Văn Hưu (Thiệu Trung); đền thờ Nguyễn Quán Nho, Đinh Lễ; đền thờ Nguyễn Quang Minh (Thị trấn Vạn Hà); núi Đọ (Thiệu Tân); chùa Thái Bình (Thiệu Hợp); đình làng Chí Cường (Thiệu Quang); chùa Châu Long (Thiệu Giao); chùa Vĩnh Phúc (Thiệu Nguyên); chùa Thái Bình (Thiệu Hợp)…Những di tích này được xem là “mỏ vàng” vô giá để phát triển loại hình du lịch về nguồn, đồng thời cũng là nguồn tư liệu quý giá để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ sau này.
Không chỉ có các di tích lịch sử, văn hóa, đến với Thiệu Hóa, du khách trong chuyến du lịch về nguồn có thể tham quan các di tích cách mạng, khảo cổ – nơi gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng. Đó là đình Ngô Xá Hạ (Thiệu Minh); đình làng Tân Bình, Lam Vỹ, Yên Lộ (Thiệu Vũ); núi Đọ (Thiệu Tân); Trụ sở làm việc Tỉnh ủy thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (Thiệu Viên), nhà thờ họ Vương (Thiệu Tiến); Hầm kháng chiến (Thiệu Trung); cụm di tích cách mạng Thiệu Toán; địa điểm cuộc khởi nghĩa giành phủ Thiệu Hóa (Thị trấn Vạn Hà)…
"Mỏ vàng" chưa được khai phá
Với lợi thế “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, tiềm năng phát triển du lịch về nguồn gắn các di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng kết nối các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện rất lớn. Thực tế đến nay huyện vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của loại hình du lịch này. Trong khi đó, người dân cũng chưa thực sự hiểu và mặn mà với việc “làm du lịch”.
Theo tính toán, trong giai đoạn 2017 – 2020, huyện Thiệu Hóa sẽ tiến hành xây dựng và hình thành 3 điểm, tuyến du lịch. Tuyến du lịch văn hóa tâm linh linh tín ngưỡng đường sông (sông Chu và sông Mã); điểm du lịch làng nghề gắn các di tích lịch sử văn hóa; điểm tham quan di tích cách mạng và danh nhân. Dự tính đến năm 2020 đón trên 5.000 lượt du khách đến tham quan.
Tuy nhiên, những năm qua, tiềm năng phát triển của loại hình du lịch này vẫn còn bỏ ngỏ, sản phẩm du lịch của huyện còn nghèo nàn, đơn điệu, hạ tầng cơ sở, các điểm lưu trú, công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch, nguồn nhân lực, môi trường đầu tư… còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện, chưa hình thành các tour du lịch, cơ sở vật chất, dịch vụ còn yếu kém, thiếu sự gắn kết các loại hình du lịch, chưa tạo được điểm nhấn níu chân du khách; xuất phát điểm của du lịch Thiệu Hóa còn thấp, hiệu quả du lịch không cao, mặc dù có tiềm năng nhưng chưa khai thác hiệu quả…
Để phát huy hết tiềm năng, lợi thế của ngành công nghiệp “không khói”, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, trước hết, huyện Thiệu Hóa cần có chiến lược cụ thể, với những bước đi phù hợp với điều kiện, thế mạnh vốn có của vùng.
Trên cơ sở lập quy hoạch tổng thể và chi tiết các điểm, tuyến du lịch, xây dựng quảng bá các sản phẩm du lịch có thương hiệu; tăng cường công tác nghiệp vụ cho đội ngũ hướng dẫn viên; đẩy mạnh xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm; trùng tu, tôn tạo, sửa chữa, phục dựng lại các di tích, danh lam đã xuống cấp; tuyên truyền kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, xây dựng các điểm lưu trú, nghỉ dưỡng…
Lê Trung
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Deal đặt phòng khách sạn
- lăng mộ đá
- vé vinpearl nam hội an
- Thuê xe Mercedes đà nẵng
- Top Tour Hàn Quốc giá tốt