Thị trường lao động đang phục hồi chưa bền vững
(THPL) - Theo số liệu mới nhất của Tổng Cục Thống kê, tính đến tháng 9/2020, cả nước có khoảng 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu ảnh hưởng tiêu cực vì đại dịch COVID-19, bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm thu nhập. Hiện tại, tình hình đã được cải thiện hơn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
Tin liên quan
- RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
Bamboo Capital và hành trình 13 năm phát triển bền vững, kiến tạo giá trị cho cộng đồng
F24 Vietnam - Hệ sinh thái kết nối người dùng - Thợ/Đội thợ - Nhà cung ứng
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024: Cộng hưởng, kết nối, đánh thức tinh thần sáng tạo
» Lao động thất nghiệp ở thành thị tăng cao trong 9 tháng đầu năm
» Dịch bệnh Covid-19 khiến gần 1,2 triệu người lao động thất nghiệp
» Hỗ trợ nhóm lao động phi chính thức gặp khó khăn do dịch COVID-19
Cụ thể, cả nước có khoảng 68,9% người bị giảm thu nhập (với mức giảm thu nhập nhẹ), gần 40,0% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một số ngành có tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng lớn như: ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí (88,6%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (81,7%), vận tải kho bãi (79,7%), hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (72,7%), công nghiệp chế biến chế tạo (70,1%), bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô và xe máy (68,5%), giáo dục đào tạo (68,5%), hoạt động kinh doanh bất động sản (67,8%).
Lao động tại khu vực nông thôn và lao động nữ là những nhóm chịu ảnh hưởng rõ nhất với mức so với cùng kỳ năm trước lần lượt là 3,2% và 2,3%. Tuy nhiên, bên cạnh những ngành bị ảnh hưởng cũng có những ngành nghề phát triển hơn như thương mại điện tử, các công việc như vận chuyển hàng hoá...có số lao động tăng lên do nhu cầu giãn cách trong đại dịch COVID-19, hạn chế mua sắm trực tiếp.
Sau khi giảm sâu kỷ lục vào quý II năm 2020, hiện tại thị trường lao động đang có dấu hiệu phục hồi. Số lượng lao động có việc làm tăng 1,5 triệu người so với quý trước. Số lao động có việc làm phi chính thức hiện có khoảng 20,7 triệu người, tăng 1,2 triệu người so với quý trước và tăng 149 nghìn người so với cùng kỳ năm 2019.
Trên thực tế, hiện tốc độ tăng lao động có việc làm phi chính thức cao hơn so với tốc độ tăng của lao động có việc làm chính thức cho thấy sự phục hồi của thị trường lao động vẫn đang thiếu bền vững. Lao động phi chính thức luôn được coi là bộ phận lao động phải đối mặt với nhiều thiệt thòi và bất lợi, khó tiếp cận với các chế độ phúc lợi và bảo hiểm xã hội.
Hiện tại, tỷ lệ nhóm lao động thất nghiệp không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 61,7%, còn nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 38,5%. Điều này cũng cho thấy khi nền kinh tế gặp cú sốc, lao động không có trình độ dễ bị tổn thương hơn nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Khoảng hơn 30% doanh nghiệp tham gia khảo sát nhanh cho biết phải thực hiện các biện pháp cắt giảm lao động, trong đó các doanh nghiệp vận tải hàng không, du lịch và dịch vụ lưu trú có tỷ lệ lao động bị cắt giảm cao nhất.
Tính đến thời điểm khảo sát, tỷ lệ doanh nghiệp đã được nhận hỗ trợ trên tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát là 17,9%. Trong đó, khoảng 4,0% doanh nghiệp nhận được các hỗ trợ liên quan đến chính sách lao động và bảo hiểm xã hội. Theo kết quả điều tra lao động mới đây của Tổng cục Thống kê, quý III năm 2020 người lao động vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19.
Trước thực tế nêu trên, nhiều chuyên gia lao động và việc làm đã đưa ra một số khuyến nghị. Trước mắt, cần tăng cường các chính sách hỗ trợ, tạo niềm tin, động lực, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động. Triển khai gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ, đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả. Cùng với đó, cũng cần nghiên cứu để xây dựng các gói hỗ trợ đặc thù cho nhóm lao động yếu thế, bao gồm lao động nữ, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật và lao động phi chính thức nhằm giúp họ tìm kiếm việc làm, góp sức trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế. Đẩy nhanh việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để phục hồi hoạt động kinh tế của tất cả các ngành, đặc biệt là các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19, gồm cả hỗ trợ đào tạo cho người lao động tại các doanh nghiệp.
Tổ chức lao động quốc tế ILO Việt Nam cũng đưa ra đánh giá, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam dù là trước hay sau đại dịch luôn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, nhưng điều này không có nghĩa là Việt Nam chịu ít thách thức. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ là một tiêu chí đánh giá, cần có nhiều thông tin hơn về chất lượng thị trường lao động.
Đại dịch COVID -19 đã gây ảnh hưởng nặng tới thị trường lao động toàn cầu. Tuy nhiên, theo đánh của nhiều chuyên gia quốc tế, với diễn biến khống chế tốt dịch COVID-19 như thời gian qua, Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ tình thế để tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Quốc Cường
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- mở tk chứng khoán
- Dự án 2024 Cập nhật liên tục
- Tham khảo ngay siêu phẩm Smart Tivi NanoCell LG 4K 50 inch 50NANO76SQA chính hãng, chất lượng, giá tốt tại Điện Máy Đỏ