Thanh Hóa: Ngang nhiên khai thác thủy hải sản kiểu tận diệt
(THPL) - Hai năm trở lại đây, vùng biển Hoằng Trường, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa xuất hiện hàng loạt tàu giã cào từ các địa phương đến đây khai thác hải sản gần bờ. Điều này không chỉ đi ngược lại với chủ trương phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU) nhằm hướng đến gỡ bỏ thẻ vàng thủy sản của châu Âu mà còn làm cho nguồn lợi hải sản bị cạn kiệt, tranh giành ngư trường dẫn đến mất an ninh, trật tự tại địa phương.
Tin liên quan
- Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
» Quảng Ninh: Bắt giữ 4 tàu dùng xung điện khai thác thủy, hải sản trái phép
» Hà Tĩnh: Bắt giữ 2 tàu cá đánh bắt hải sản trái phép
» Nghệ An: Bắt giữ hàng loạt phương tiện dùng kích điện đánh bắt hải sản
Tàu giã cào ngang nhiên hoạt động trái phép
Năm năm trở lại đây, vùng biển Ngư Trường tăng đột biến về loài vẹm đen và sự xuất hiện của loài dắt. Vẹm đen có sức sống mãnh liệt, theo dòng nước chúng bám vào lòng sông và sinh trưởng thành vùng. Chúng có giá thành thấp nên được dùng trong chăn nuôi cua và tôm hùm. Trước đây, người dân địa phương không khai thác vẹm đen do giá trị kinh tế thấp và ít được sử dụng trong chế biến thức ăn, nhưng từ khi thương lái chuyển hướng từ thu mua dắt sang vẹm đen thì giao dịch về mặt hàng này cũng trở nên nhộn nhịp hơn hẳn. Theo đó, vùng biển Hoằng Trường ngày càng xuất hiện nhiều tàu thuyền hành nghề giã cào tại địa phương khác đến khai thác tận diệt và gây ra tranh chấp, mất an ninh trật tự, bất an trong nhân dân.
Những chiếc tàu giã cào này sử dụng loại lưới mắt dày, nhiều lớp, nhiều chì để giăng bắt cá từ đáy bùn đến mặt nước. Khi tàu giã cào kéo qua, từ các loài cá nhỏ mới sinh đến cá trưởng thành đều không có cơ hội chạy thoát. đi đến đâu là “ngoạm” hết tôm, cá, kể cả những con cá hay con ốc nhỏ nhất cũng không thể thoát. Đặc biệt, những chiếc giã cào còn cuốn hết ngư cụ của ngư dân đánh bắt trên khu vực biển này.
Liên tục mất ngư cụ khiến cho ngư dân không dám ra biển dù thời tiết thuận lợi. Không dừng lại ở đó, theo phản ánh của ngư dân, ngoài mất ngư cụ, thuyền của họ nhiều lúc còn bị tàu giã cào “tấn công”, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng ngư dân. Không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt của ngư dân, việc tàu giã cào hoạt động trái phép sẽ khiến nguy cơ tận diệt môi sinh, môi trường vùng biển và có nguy cơ mất an toàn trên biển.
Ngư dân Lê Văn H, xã Hoằng Trường cho biết: “Truyền thống trên địa bàn xã không có tàu giã cào mà hoàn toàn từ những khu vực khác đến. Các tàu này không chỉ khai thác tận diệt mà còn rất manh động, thường xuyên khiêu khích ngư dân địa phương. Chúng tôi cũng đã báo cáo chính quyền nhiều lần những tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra khiến ngư dân địa phương rất bất mãn. Nếu tình hình không được cải thiện rất dễ dẫn đến xung đột, ảnh hưởng đến tính mạng ngư dân chúng tôi”.
Ông Lê Phạm Thảo - Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Trường cũng khẳng định: “Hiện trên địa bàn xã Hoàng Trường không có tàu thuyền hành nghề giã cào mà các phương tiện này hoàn toàn từ các địa phương khác đến khai thác. Nhận thấy có nhiều nguy cơ trong tranh chấp khai thác thủy hải sản, UBND xã Hoằng Trường đã chủ trương tuyên truyền, vận động không khai thác tận diệt nhưng không đạt được hiệu quả”. Trước tình hình cố tình sai phạm trong khai thác thủy hải sản của tàu giã cào, UBND xã Hoằng Trường đã có văn bản gửi đến Đồn Biên phòng Hoằng Trường và các địa phương có tàu giã cào khai thác trên vùng biển xã Hoằng Trường. Song, không nhận được sự hợp tác từ phía Đồn Biên phòng Hoằng Trường, do đó giải pháp vẫn còn tiếp tục bỏ ngỏ.
Việc tuần tra, kiểm soát tàu giã cào hoạt động trái phép đang được lực lượng chính là Bộ đội Biên phòng (BĐBP) phụ trách. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà các tàu giã này vẫn ngang nhiên hoạt động, bành trướng không gặp tuần tra, kiểm soát của lực lượng BĐBP. Điều này đặt ra nghi vấn phải chăng đây là buông lỏng quản lý, tuần tra, kiểm soát hay cố tình tiếp tay cho hoạt động khai thác tận diệt, bất hợp pháp, đi ngược lại với chủ trương của của Chính phủ trong nỗ lực gỡ bỏ thẻ vàng thủy sản EC.
Cần nhiều giải pháp đồng bộ
Cùng lúc đó, Hoằng Trường cũng có 553 phương tiện khai thác thủy hải sản, trong đó 100 phương tiện đánh bắt xa bờ có gắn thiết bị giám sát hành trình, đáp ứng đầy đủ các quy định trong khai thác thủy hải sản. Đáng lưu ý là xã còn có 19 chiếc te điện vẫn đang hoạt động. Đêm đêm, những tàu khai thác thủy sản trái phép này vẫn ngang nhiên hoạt động, càn quét trên các vùng biển, tận diệt thủy sản từ lớn đến bé. Những tàu te điện này lẩn tránh nhanh và sẵn sàng vứt bỏ dụng cụ đánh bắt bằng điện khi gặp đoàn kiểm tra do đó rất khó khăn trong công tác xử phạt. Ông Thảo cũng cho biết, định hướng trong công tác tuyên truyền 19 phương tiện này là chuyển đổi sinh kế, tuy nhiên, việc chuyển đổi nghề của ngư dân gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù nhà nước đã có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nhưng ngư dân rất khó tiếp cận. Cùng lúc đó, tại ngư trường Hoàng Trường lại liên tục xảy ra tình trạng khai thác trái phép, hù dọa, truy đuổi của các tàu lạ ngay trên địa phận xã Hoàng Trường quản lý khiến ngư dân lo sợ, bất an.
Bà con ngư dân vùng biển Hoằng Trường cho biết, cứ mỗi dịp ra khơi khi trở về thuyền đầy ắp tôm cá. Song mấy năm gần đây, nạn giã cào hoành hành, đã có những chuyến tàu trở về không như mong đợi, thậm chí tay trắng khiến ngư dân không còn mặn mà với những chuyến đánh bắt gần bờ. Mặc dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ, song theo nhận định của chuyên gia, tình trạng sụt giảm đáng kể nguồn lợi hải sản trên vùng biển gần bờ ở Hoàng Trường là có thật và việc xuất hiện ngày càng nhiều tàu giã cào là một trong những nguyên nhân chính.
Giã cào là nghề phá hủy môi trường, sinh vật tầng đáy, làm mất cân bằng hệ sinh thái biển, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, gây hại đến những loài thủy sản cần được bảo vệ như: rạn san hô, rùa biển, vích, đồi mồi, bò biển… Theo Nghị định số 33/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản, không cho phép tàu công suất 90CV trở lên hành nghề giã cào hoạt động tại tuyến bờ và tuyến lộng. Tuy nhiên, nhiều tàu hành nghề giã cào sử dụng máy công suất lớn ở vùng biển Hoàng Trường, vi phạm quy định về tuyến khai thác và vi phạm về đánh bắt hải sản non, hủy hoại nguồn lợi hải sản.
Đại Vụ Nam
Tin khác
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
(THPL) - Rạng sáng ngày 23/11, đội tuyển Bóng đá Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc để bắt đầu chuyến tập huấn nhằm chuẩn bị cho AFF...23/11/2024 19:01:33Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt