13:11 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Sự phát triển như vũ bão của ví điện tử tại Việt Nam

21:45 22/02/2023

(THPL) - Theo dự đoán của tập đoàn tài chính Robocash Group, đến tháng 7/2024, Việt Nam sẽ đạt mức 50 triệu người dùng ví điện tử. Và với sự phát triển của thanh toán số, lượt người dùng có thể tăng lên mức gấp đôi vào tháng 5/2026 và gấp ba vào tháng 7/2030.

Ví điện tử ghi nhận sự bùng nổ trên thị trường thanh toán Việt Nam từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra buộc phải hạn chế tiếp xúc. Hiện tại, dù đã trong trạng thái bình thường mới nhưng nhiều người vẫn duy trì thói quen tiện lợi, thanh toán trực tuyến bằng ví điện tử thay vì sử dụng tiền mặt.

Theo thống kê, từ năm 2018 đến 2022 (tức chỉ trong 4 năm), số lượng người dùng ví điện tử đã tăng từ 12.3 triệu lên 41.3 triệu, tương đương 330%. Tính tới cuối năm 2022, đã có 57% người trưởng thành tại Việt Nam sử dụng dịch vụ này, tăng 43% so với lượng người dùng của năm 2018.

Hiện Việt Nam có khoảng hơn 40 ví điện tử và tổ chức trung gian thanh toán không phải ngân hàng đang hoạt động. Chiếm 90% thị phần trong con số đó là Momo, Viettel Money (Viettel Pay) và Zalo Pay; tiếp theo sau là Shoppe Pay, Moca và VNPT Money (VNPT Pay). Chỉ riêng 6 ví điện tử hàng đầu này đã chiếm đến 98% thị phần ví điện tử tại Việt Nam. 

Một số ví điện tử đã được cấp phép tại Việt Nam. Ảnh: Internet

Theo dữ liệu thống kê của Decision Lab, có 56% dân số dùng Momo, 17% dùng Shopee Pay, 14% cho Zalo Pay, 8% cho Viettel Money, 2% lựa chọn Moca và 1% sử dụng VNPT Money. Dự đoán đến tháng 7/2030, vị trí của các "ông lớn" trong thị trường ví điện tử sẽ không thay đổi đáng kể và số lượng người dùng có biến đổi nhẹ: Momo 47.3%, Viettel Money 30.2%, Zalo Pay 16.5%, VNPT Money 5.6% và Moca 0.4%.

Với những tín hiệu tích cực trên, Robocash Group cho rằng ví điện tử Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với ngân hàng truyền thống hoặc ngân hàng số, các siêu ứng dụng đã nêu trên cũng có tiềm năng thu hút khách hàng mới không chỉ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà thậm chí có thể vượt ra ngoài biên giới. 

Bên cạnh khả năng sáp nhập trở thành một hoặc một vài siêu ứng dụng để thống lĩnh thị trường hoặc hợp tác cùng đi lên, các ví điện tử cũng cần làm tốt nhiệm vụ của mình để cạnh tranh và tồn tại. Cụ thể, các ứng dụng ví điện tử ngoài việc cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản như chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng, thanh toán hóa đơn, mua thẻ điện thoại, mua vé xem phim,... thì cũng cần triển khai các chương trình khuyến mãi, tri ân theo các dịp để giữ chân khách hàng. 

Đồng thời với mỗi ví điện tử khác nhau sẽ có phương thức mở rộng thị trường dựa vào lợi thế riêng của từng ứng dụng. Đơn cử như Momo cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; trong khi đó, Shopee PayShopee Pay khai thác hệ sinh thái sàn thương mại điện tử; Viettel Money cho phép người dùng chuyển tiền bằng số điện thoại trên mọi địa phương, vùng miền; VNPay triển khai thanh toán bằng VN-QR và VNPAY-POS cho các hệ thống của siêu thị đối tác; Zalo Pay chuyển tiền ngay trong chat,...

Cũng liên quan đến thanh toán số, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết, hình  thức thanh toán bằng ví điện tử tăng trưởng 90% về số lượng và 150% về giá trị qua mỗi năm. Có thể thấy, thị trường này đã trở thành cuộc đua vô cùng khốc liệt, các nhà phát triển ví điện tử cần luôn không ngừng đổi mới và cải tiến để không bị tụt lại phía sau.

Quỳnh Chi (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu