03:45 ngày 29/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Sẽ khởi công dự án Hữu Nghị - Chi Lăng trong quý I/2024

13:17 18/01/2024

(THPL) - Tại cuộc họp do lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lạng Sơn chủ trì với nội dung triển khai xây dựng tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn đặt ra yêu cầu: Khởi công trong quý I/2024. Đây là dự án chúng ta mong muốn thực hiện từng ngày từng giờ.

Thông điệp rất quan trọng của tỉnh Lạng Sơn

Buổi làm việc này diễn ra chiều 16/1/2024, ngoài lãnh đạo chủ chốt, ban ngành tỉnh Lạng Sơn còn có sự tham dự của nhóm các nhà đầu tư cùng tham gia đề xuất dự án là Tập đoàn Đèo Cả, ngân hàng TP Bank, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)…

Ông Nguyễn Quốc Đoàn đã chỉ đạo trực tiếp: “Dự án Hữu Nghị - Chi Lăng được lãnh đạo Đảng - Nhà nước quan tâm. Thủ tướng đã có hơn chục cuộc họp về nội dung này. Chủ tịch Quốc hội, Chủ Tịch nước cũng quan tâm. Đây là dự án trọng điểm của tỉnh mong muốn thực hiện từng ngày từng giờ”.

Không chỉ Lạng Sơn mong mà Cao Bằng cũng muốn Lạng Sơn sớm triển khai Hữu Nghị - Chi Lăng tạo ra sự đồng bộ đường cao tốc kết nối tiếp từ Tân Thanh đến Trà Lĩnh, hoàn thiện mạng lưới giao thông từ Hà Nội lên Cao Bằng, tăng hiệu quả của tuyến đường vùng đất cách mạng đang triển khai là Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn chỉ đạo tại cuộc họp.

Ông Nguyễn Quốc Đoàn bày tỏ sự phấn khởi khi nhà đầu tư quan tâm đã đề xuất phương án huy động nguồn lực để thực hiện “rất khả thi”. Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn chỉ đạo các sở ban ngành thực hiện các công việc liên quan để tổ chức đấu thầu khởi công dự án trong quý I/2024.

Để làm được một khối lượng công việc khổng lồ trong khoảng thời gian từ nay đến mốc khởi công dự án vào cuối tháng 3/2024, Bí thư Nguyễn Quốc Đoàn giao Ban cán sự Đảng, Ủy ban nhân dân tỉnh đẩy nhanh tiến độ phê duyệt điều chỉnh thẩm định dự án, hoàn thành công tác lựa chọn, ký hợp đồng nhà đầu tư trước 27/3/2024.

Bài toán vốn, mô hình PPP ++ được giải như thế nào?

Vấn đề quan trọng nhất làm trễ tiến độ thực hiện Hữu Nghị - Chi Lăng trong nhiều năm qua vướng ngay từ thủ tục "đầu tiên" (tiền đâu?).

Để giải bài toán này, nhà đầu tư Đèo Cả - doanh nghiệp đề xuất dự án đã đưa ra mô hình PPP++. Trong buổi làm việc này, ông Nguyễn Quang Vĩnh - Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả cho biết qua quá trình nghiên cứu, tích lũy cải tiến phương pháp huy động vốn từ các Dự án BOT, BT, BTL… và khi luật PPP ra đời mô hình 3P đã được chúng tôi xác lập để làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan hình thành ra Dự án thông qua ba chữ PPP là P1: Nhà nước, P2: Doanh nghiệp và P3: huy động từ các Nguồn vốn hợp pháp khác. Cách tổ chức thực hiện của Tập đoàn Đèo Cả khi cho các Doanh nghiệp cùng tham gia đầu tư, thi công đồng thời với việc đào tạo kỹ năng quản trị Doanh nghiệp, thực chiến trên công trường đặc biệt gắn liền quyền lợi với trách nhiệm khá thành công; ví dụ điển hình tại Dự án Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo khó khăn về mọi mặt (đường tiếp cận, dịch bệnh, nguồn vật liệu khan hiếm,…), đặc biệt với TMĐT hơn 9.000 tỷ đấu thầu giảm giá gần 1.000 tỷ nhưng đến nay Dự án đã được thông toàn tuyến, sẽ hoàn thành đưa vào khai thác trước 30/4/2024.

Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn sau khi được Tập đoàn Đèo Cả giải cứu lần 1 sau 5 năm đình trệ nay lại rơi vào “ngõ cụt”, việc kết nối dở dang không phát huy được hiệu quả đầu tư thậm chí còn gây mất an toàn giao thông. Doanh nghiệp bị mang tiếng nợ xấu với sản phẩm kết thúc cao tốc là “Ngõ cụt”. Mô hình PPP++  đã được áp dụng để giải bài toán khó này nhưng cần sự chung tay của các bên tham gia, Ông Nguyễn Quang Vĩnh đã yêu cầu : “Tỉnh phải sớm giải phóng mặt bằng và có kế hoạch bố trí ngân sách địa phương là 2.000 tỷ đồng đảm bảo tiến độ; các nguồn vốn khác là  5.529 tỷ đồng đã được các Nhà đầu tư chuẩn bị sẵn sàng trong đó nguồn vốn huy động 2.500 tỷ đồng từ ngân hàng TP Bank đã cam kết cho vay theo biên bản ngày 10/01/2024. Tập đoàn Đèo Cả đã đề nghị Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) phát hành 1.923 tỷ đồng trái phiếu cho Dự án, sớm có văn bản trước ngày 31/1/2024”.

Ông Đinh Việt Tùng - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Về nguồn vốn tham gia của SCIC, ông Đinh Việt Tùng - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) trả lời tại cuộc họp: “Chúng tôi đã xem xét và thấy rằng tính khả thi dự án Hữu Nghị - Chi Lăng còn cao hơn cả Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Nếu tập trung làm thì mức độ thành công cao và SCIC sẵn sàng đầu tư vốn theo yêu cầu của Tập đoàn Đèo Cả ”.

Đối với nguồn vốn huy động từ ngân hàng, ông Đinh Tiến Đức - Giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong - CN Thăng Long (TP Bank), cho biết Tập đoàn Đèo Cả là đối tác chiến lược tin cậy của TP Bank. Chúng tôi đã cấp cho Tập đoàn Đèo Cả hạn mức khoảng 5.000 tỷ đồng. Đối với dự án Hữu Nghị - Chi Lăng, TP Bank đã thẩm định và trình cấp hạn mức tín dụng 2.500 tỷ đồng để Tập đoàn Đèo Cả thực hiện đấu thấu đầu tư dự án.

“TP Bank đã có quá trình thẩm định năng lực của doanh nghiệp một cách thấu đáo, kỹ càng. Tập đoàn Đèo Cả đã chứng minh việc đối mặt giải quyết những dự án vướng mắc hình sự, nhiều dự án bị đình trệ, khi dịch bệnh covid giá cả biến động… hay các thông tin Tập đoàn Đèo Cả nợ lớn, nợ xấu mà nguyên nhân chính không phải từ Doanh nghiệp. Kết quả đạt được đã được minh chứng cụ thể bằng việc hoàn thành các Dự án thì Bắc Giang - Lạng Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận và cả Dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo cùng nhiều Dự án đầu tư công khác với Giá trị đầu tư luôn được giảm sâu, tiến độ - chất lượng luôn đảm bảo, các khoản cam kết huy động hay kiểm soát dòng tiền thực hiện luôn đảm bảo.

Tập đoàn Đèo cả nay đã có nhiều đối tác đồng hành tại chính các Dự án mà TP Bank đầu tư như Công ty Đồng Thuận Hà, Công ty 568… họ đều đánh giá cao về quá trình hợp tác, đào tạo của Đèo Cả qua đó chứng tỏ khả năng quy tụ Doanh nghiệp rất cao. Ngay như tại Dự án BOT Bắc Giang – Lạng Sơn Nhà nước tham gia 0 đồng, bỏ đi 1 trạm thu phí đã cam kết, Ngân hàng cho vay lại dừng giải ngân nửa chừng – dừng tài trợ vốn cho đoạn nối kết mặt dù đã đồng ý cho vay trước đó, các Nhà đầu tư đồng hành bỏ mặt nhưng Đèo Cả vẫn hoàn thành và kiên trì giải quyết, cho thấy rằng Doanh nghiệp toàn làm những việc khó.

Chúng ta không nên nhìn Nhà đầu tư Đèo Cả như một Nhà thầu tìm việc thông thường mà thật sự phải tôn trọng đánh giá đúng mực để cổ vũ những Doanh nghiệp dân tộc có nhiều sáng tạo, đóng góp cho đất nước như Tập đoàn Đèo Cả hiện nay”, ông Đinh Tiến Đức phát biểu.

Ông Trịnh Tuấn Đồng - Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn.

Cùng chung quan điểm với nhà đầu tư đề xuất dự án, để đảm bảo hiệu quả cho Dự án, tăng tính khả thi, TP Bank cho rằng tỉnh Lạng Sơn cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh bổ sung thêm nguồn vốn Ngân sách nhà nước lên trên 50% tổng mức đầu tư cho Dự án.

Trả lời các vấn đề nhà đầu tư và ngân hàng quan tâm, ông Hồ Tiến Thiệu - Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn nhận định vướng nhất là vấn đề thu xếp vốn thì qua Hội nghị, báo cáo của các bên tham gia đã thấy khả thi, Dự án đủ điều kiện mời thầu, ông Hồ Tiến Thiệu cũng chia sẻ: “Mong muốn Đèo Cả đấu thầu, trúng thầu vào làm và hoàn thành Dự án được là đẹp nhất. Đèo Cả có năng lực, kinh nghiệm, đã cùng với tỉnh Lạng Sơn làm thành công tuyến Bắc Giang - Lạng Sơn rồi, những đề xuất của các Nhà đầu tư Tỉnh thấy hợp lý, sẽ tìm cách giải quyết thấu đáo”.

Tú Chi

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu