Phát triển thương hiệu: Đừng mắc bẫy "chiến lược tồn tại"
(THPL) - "Chiến lược tồn tại" có thực sự .. tồn tại như nhiều các bạn khởi nghiệp, thậm chí là doanh nghiệp lớn sử dụng có thực sự đem lại hiệu quả trong kinh doanh?
Tin liên quan
Vấn đề tranh chấp bí mật kinh doanh xuyên biên giới của các tập đoàn lớn
Phát triển thương hiệu: Vì sao sản phẩm chất lượng tốt, giá rẻ mà khách hàng vẫn "quay lưng"?
Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà máy phụ tùng ôtô với tổng vốn 5,1 triệu USD
Sconnect chia sẻ kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp hiệu quả
Mô hình kinh doanh: Câu chuyện "Biết rồi, khổ lắm nhưng...vẫn phải nói mãi"
Có một vấn đề mà không ít các bạn khởi nghiệp (và cả các doanh nghiệp lớn) đặt ra đó là có nên áp dụng cái gọi là “chiến lược tồn tại”; và chiến lược tồn tại có thực sự… tồn tại không? Câu trả lời có thể có và không!
Không, là vì tồn tại không phải là một chiến lược mà là một tình trạng của doanh nghiệp! Và sự tồn tại của doanh nghiệp cũng có thể ở nhiều dạng khác nhau. Doanh số và lợi nhuận bằng không vẫn là tồn tại. Doanh số nghìn tỷ, nhưng lợi nhuận âm hoặc bằng không cũng là tồn tại. Liên tục thua lỗ, nhưng chưa đến mức phá sản, giải thể cũng là tồn tại… Tồn tại là một mục tiêu không rõ ràng, hiểu sao cũng được. Nên, không thể có một chiến lược cho một mục tiêu không rõ ràng đâu ạ!
Có, là khi doanh nghiệp muốn tồn tại theo nghĩa không cần tăng trưởng doanh thu hay lợi nhuận mà chỉ duy trì ở mức hiện hữu, và gọi đó là “chiến lược tồn tại”, nhằm đạt mục tiêu là “sống sót”. Cách suy nghĩ này, tuy vậy, lại là một cái bẫy chết người, làm cho nhiều startup chết dở và nhiều doanh nghiệp lớn cũng ….sống dở. Tôi tin rằng, một chiến lược nhằm vào mục tiêu tồn tại (hay sống sót) là một chiến lược tồi, vì chính nó sẽ làm cho doanh nghiệp không sống sót nổi!

Với mục tiêu chỉ là “tồn tại”, doanh nghiệp sẽ áp dụng “chiến lược” hoạt động cầm chừng, không nghĩ đến chuyện cạnh tranh. Doanh nghiệp sẽ lơ là trong việc tạo ra (hay duy trì) sự khác biệt; sẽ giảm thiểu, bỏ bê các hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu. Đây là cơ hội để các đối thủ vượt lên bằng các chương trình phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, tăng cường các hoạt động marketing để gia tăng thị phần và “ăn” luôn vào thị phần của doanh nghiệp đang áp dụng “chiến lược tồn tại”.
Ngay cả một startup (khởi nghiệp), nếu trong giai đoạn đầu chỉ lấy sự tồn tại làm mục tiêu, và xây dựng chiến lược xoay quanh mục tiêu này, startup đó cũng sẽ rơi vào cái bẫy nguy hiểm - như một con thuyền muốn đứng yên trên một dòng nước ngược, không tiến được, ắt phải lùi! Một doanh nghiệp chỉ tồn tại (sống sót tại chỗ), trong khi đối thủ cạnh tranh của nó vẫn đi lên, thì thực chất, nó đang thụt lùi. Tôi từng có một doanh nghiệp của riêng mình, và đã từng rơi vào cái bẫy muốn co cụm để tồn tại qua ngày, và nó suýt chết cho đến khi tôi bắt nó phải đi tới.

Thường có sự nhầm lẫn giữa chiến lược phòng thủ (defensive strategy) với chiến lược tồn tại. Một chiến lược phòng thủ (như đấu pháp “phòng ngự chặt, phản công nhanh” của một đội bóng) không phải để hướng tới mục tiêu tồn tại, mà hướng tới mục tiêu chiến thắng, ít nhất là chiến thằng về tổng thể (ví dụ, dù có hòa ở trận lượt về thì vẫn thắng về tỷ số chung cuộc hai lượt). Và phòng thủ, không có nghĩa là không cạnh tranh. Cạnh tranh, thậm chí cạnh tranh gay gắt, là cách để tồn tại, chứ không phải cứ đứng yên tại chỗ là sẽ tồn tại. Vậy thì, chiến lược tồn tại, nếu có, suy cho cùng cũng vẫn phải là một chiến lược cạnh tranh, thậm chí còn khốc liệt hơn cả chiến lược phát triển (vì doanh nghệp đang ở thế yếu)!
Để tồn tại, bạn đừng để mình mắc vào cái bẫy đứng yên, hay hoạt động cầm chừng. Ngược lại, bạn phải chiến đấu trong tâm thế của kẻ sắp bị tiêu diệt. Và không cách nào khác, bạn vẫn phải chiến đấu bằng một chiến lược cạnh tranh (competitive strategy), chứ không phải bằng “chiến lược tồn tại”!
Bạn có thể lập doanh nghiệp, lấy giấy phép kinh doanh xong, rồi không làm gì thì đã tồn tại rồi, cần gì chiến lược!
NGUYỄN HỮU LONG
Tin khác
Hà Tĩnh: Bắt đối tượng vận chuyển 1 kg ma túy đá qua biên giới
Tai nạn lao động ở xưởng đá khiến 3 người tử vong
Quỹ ngoại mua thêm 3 triệu cổ phiếu GEX cũng không thoát cảnh giảm sàn
Toyota Vios tung ưu đãi lớn, khách mua có thể tiết kiệm đến 66 triệu đồng trong tháng 10
SHB tiếp tục giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp chỉ từ 6,97%/năm
Tin vui: Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới đến Đài Bắc, Hong Kong, Busan, Adelaide, Perth giá chỉ từ 0 đồng
Chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture tiếp tục được trao giải Nobel
(THPL) - Hai năm sau khi được vinh danh với Giải thưởng Chính VinFuture mùa đầu tiên, công trình nghiên cứu về vaccine mRNA ngừa Covid-19 của hai...03/10/2023 15:24:59Thái Bình: Phát hiện hơn 1,3 tấn hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Nike và Adidas
(THPL) - Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình đã tiến hành khám 02 kho tập kết hàng hóa trên địa bàn xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà và...03/10/2023 15:22:44TC Motor ra mắt Kodiaq và Karoq, hai mẫu SUV đình đám nhập khẩu nguyên chiếc từ Châu Âu
(THPL) - Ngày 23/9, TC Motor chính thức ra mắt thương hiệu ô tô Skoda tại Việt Nam đồng thời giới thiệu Kodiaq và Karoq, hai mẫu SUV đình đám nhập...23/09/2023 13:00:00Từ 1/12/2023, giao dịch điện tử từ 500 triệu đồng phải báo cáo
(THPL) - Với giao dịch trong nước, tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước) từng...03/10/2023 15:06:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Vinamilk đưa sữa chua "Made in Vietnam" vào thị trường Trung Quốc
(THPL) - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc. - Bảo hiểm Quân đội tặng miễn phí bảo hiểm “bảo vệ ngôi nhà Việt”...
- Chỉ từ 1,5 tỷ sở hữu căn hộ 3PN tại khu Tây Hà Nội, chất lượng cuộc...
- Thương hiệu Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Sản phẩm Vàng vì sức...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Thông tấn Hàn Quốc ca ngợi Phú Quốc là Maldives của Việt Nam
(THPL) - Thông tấn xã Yonhap nhận định, so với Đà Nẵng hay Hạ Long là những điểm đến nổi tiếng với khách Hàn Quốc, Phú Quốc vẫn còn là thiên đường nghỉ dưỡng ít người biết và được ví như “Maldives của Việt Nam”. - Hơn một thập niên, Vinamilk giữ vững ngôi vị trong các bảng xếp hạng doanh...
- Masan 10 năm được vinh danh Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
- Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất...