20:34 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất từ hôm nay 16/5

Minh Anh (T/h) | 11:36 16/05/2024

(THPL) - Nếu tính cả các ngân hàng tăng lãi suất trong tháng 3, đến nay đã có hơn 20 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm. Việc nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động trở lại diễn ra trong bối cảnh quy mô tiền gửi tại hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm.

Sáng 16/5, ngân hàng VPBank điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm tại tất cả các kỳ hạn, với mức tăng đồng loạt là 0,2 điểm phần trăm.

Cụ thể, theo biểu lãi suất tiết kiệm tại quầy đối với khoản tiền gửi dưới 10 tỷ đồng, lãi suất ở kỳ hạn 1 tháng hiện là 2,8%/năm, kỳ hạn 2-5 tháng là 3,1%/năm, kỳ hạn 7-11 tháng là 4,3%/năm, kỳ hạn 12 -18 tháng là 4,9%/năm và từ kỳ hạn 24 tháng trở lên lãi suất suất là 5,3%/năm. VPBank cũng cộng thêm 0,1-0,2 điểm phần trăm lãi suất cho khoản tiền gửi từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng và từ 50 tỷ đồng trở lên.

Đối với biểu lãi suất tiết kiệm online áp dụng tài khoản tiền gửi dưới 10 tỷ đồng, lãi suất ngân hàng kỳ hạn 1 tháng là 2,9%/năm, kỳ hạn 2-5 tháng có lãi suất mới là 3,2%/năm, kỳ hạn 6-11 tháng là 4,4%/năm, kỳ hạn 12-18 tháng 5%/năm, kỳ hạn 24-36 tháng là 5,4%/năm. Ngân hàng này cũng cộng thêm 0,1-0,2 điểm phần trăm lãi suất lần lượt cho tài khoản tiền gửi từ 10-50 tỷ đồng và từ 50 tỷ đồng trở lên so với lãi suất dành cho khoản tiền gửi dưới 10 tỷ đồng.

Theo VPBank, lãi suất sẽ được cộng thêm 0,1 điểm phần trăm cho tài khoản tiền gửi tối thiểu 100 triệu đồng, kỳ hạn tối thiểu 1 tháng.

Nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất từ hôm nay 16/5. Ảnh minh hoạ

Cũng trong ngày 16/5, Ngân hàng Xây Dựng (CB) điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm tại tất cả các kỳ hạn. Theo đó, ngân hàng tăng đồng loạt thêm 0,3 điểm phần trăm cho tất cả các kỳ hạn, theo biểu lãi suất tiết kiệm online. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm ở kỳ hạn 1-2 tháng là 3,4%/năm, kỳ hạn 3-5 tháng là 3,6%/năm, kỳ hạn 6 tháng 5,15%/năm, kỳ hạn 7-11 tháng là 5,1%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 5,3%/năm, kỳ hạn từ 13 tháng trở lên là 5,55%/năm.

Từ đầu tháng 5/2024, hàng loạt ngân hàng đã tăng lãi suất huy động, gồm: ACB, VIB, GPBank, NCB, BVBank, Sacombank, CB, Bac A Bank, Techcombank, TPBank, PGBank, SeABank, Viet A Bank, ABBank và VPBank. Trong đó, VIB và CB là ngân hàng đã hai lần tăng lãi suất tại nhiều kỳ hạn, ABBank hai lần tăng lãi suất kỳ hạn 6 tháng.

Ngược lại, VietBank là ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động tại tất cả kỳ hạn, trong khi VIB giảm lãi suất huy động đối với kỳ hạn 24 và 36 tháng, với mức giảm 0,1 điểm phần trăm, thấp hơn so với mức tăng lãi suất huy động của chính ngân hàng này.

Liên quan đến câu chuyện tăng lãi suất tại các ngân hàng, PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh dự báo, từ nay đến cuối năm, lãi suất huy động sẽ tăng dần, nhưng tăng bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào biến động của tỷ giá. Do đó, nếu tỷ giá được kiểm soát, thì lãi suất huy động sẽ không biến động đáng kể.

Mặt khác, hạn mức lãi suất tiết kiệm tuy tăng, nhưng để được hưởng lãi suất cao, đòi hỏi người dân phải gửi ít nhất 200 tỷ đồng và dài hạn. Trong khi đó, số tiền lớn trong dân cư không nhiều, với các tổ chức kinh tế thì nguồn vốn lưu động kinh doanh, nên sẽ khó gửi dài hạn. Chưa kể, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều cần vốn để tái sản xuất, mở rộng kinh doanh nên nhu cầu vay vốn nhiều hơn gửi tiết kiệm. Do đó, lãi suất ngân hàng tăng trong thời điểm này vẫn chưa thực sự hấp dẫn người dân.

Đánh giá về lãi suất huy động tăng có gây áp lực đến lãi suất vay hay không, nhiều ý kiến cũng cho rằng, chưa tác động đáng kể. Thực tế, một loạt ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước vẫn đang tiếp tục tung ra gói tín dụng lãi suất rất thấp để kích cầu, chỉ 4% - 5%/năm cùng nhiều ưu đãi khác.

Nguyên nhân, mặc dù lãi suất tín dụng đã ấm dần nhưng so với nhiều năm trước vẫn chậm và chưa đạt kế hoạch của các ngân hàng. Do đó, các ngân hàng muốn tăng lãi suất cho thời điểm này cũng không dễ. Tuy nhiên, dự báo vài tháng cuối năm, lãi suất cho vay có thể tăng.

Cũng liên quan đến lãi suất, TS Châu Đình Linh - Giảng viên Đại học Ngân hàng TPHCM phân tích, lãi suất huy động tăng lên và giảm xuống bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhu cầu thanh khoản của từng ngân hàng, nhu cầu thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng và lãi suất huy động cao hay thấp, có hấp dẫn người dân, tổ chức kinh tế gửi tiền hay không.

"Lượng tiền huy động từ dân cư sẽ giảm xuống, khi đó, ngân hàng sẽ điều chỉnh chiến lược huy động vốn, trong đó có việc tăng lãi suất huy động. Nếu chỉ có 1 ngân hàng tăng lãi suất hoặc thậm chí việc tăng lãi suất xuất hiện ở các ngân hàng nhỏ, thì sẽ chưa có sự ảnh hưởng lớn nhưng nếu các ngân hàng có mức thị phần lớn, hoặc có sự ảnh hưởng lớn trong hệ thống ngân hàng đồng loạt có động thái tăng lãi suất thì có thể thấy nhu cầu thanh khoản tại các ngân hàng gia tăng, việc thu hút tiền gửi để đáp ứng chiến lược đầu tư, kinh doanh của ngân hàng.

Hiện tượng các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất trong thời gian qua phản ánh tính thị trường, sự thiếu hụt cung - cầu về thanh khoản. Đây là cảnh báo sớm để NHNN có giải pháp định hướng về lãi suất cơ bản, từ đó tác động lãi suất huy động của các ngân hàng và lãi suất cho vay đầu ra. Hiện chúng ta đang giữ mục tiêu ổn định lãi suất cho vay đầu ra để hỗ trợ cho nền kinh tế vì vậy chúng ta cần phải giữ vững mục tiêu này" - TS Linh nói.

Trước đó, theo báo cáo tài chính quý I/2024 của các ngân hàng cho thấy, tăng trưởng huy động tiền gửi ở mức rất thấp, thậm chí nhiều ngân hàng ghi nhận tiền gửi khách hàng sụt giảm trong 3 tháng đầu năm như: Vietcombank, MB, SHB, VIB, TPBank.

Minh Anh (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu